Các vấn đề về giải quyết nguyên liệu thô cho sản xuất, đào tạo lao động, tiếp cận thị trường, giảm thuế giá trị gia tăng, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất bao gồm các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất là vấn đề nguyên liệu: Nhóm hàng mây tre, lá, cói (chiếm tỉ trọng 30% nhóm hàng thủ công mỹ nghệ) có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, mục tiêu năm 2010 đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2005 (180 triệu USD). Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính như gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Vì vậy vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô… Để làm được việc đó cần:
Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, tơ lụa để đánh giá trữ lượng và chất lượng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất.
Triển khai các chương trình trồng mới và các chương trình khai thác đối với nguyên liệu trong nước, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng Thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tư, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.
Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tư vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.
Thứ hai là vấn đề thuế giá trị gia tăng:
Khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, được hoàn thuế giá trị gia tăng (thuế suất 0%). Thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian và công sức, gây lãng phí tiền của xã hội, thậm chí là tiêu cực. Thuế giá trị gia tăng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay ở mức thuế suát từ 5 đến 10%. Đề nghị giảm mức thuế xuống 0% để khuyến khích xuất khẩu hàng thủ công này. Lý do hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất ra 90% để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước không đáng kể, người sản xuất hầu hết là nông dân nghèo, việc đánh thuế hàng thủ công mỹ nghệ là đánh thuế vào người nghèo không khuyến khích sản xuất, đi ngược lại Chủ trương Nhà nước hiện nay đang xem xét giảm bớt các loại thuế và chi phí cho người dân. Thuế suất 0% có thể giảm đi một ít nguồn thu ngân sách, nhưng được cái lớn hơn là giảm được hộ nghèo vùng sâu vùng xa, nơi mà Nhà nước hàng năm phải chi từ ngân sách cho các dự án xoá đói giảm nghèo…
Thứ ba là vấn đề tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại: Thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách hàng nước ngoài vào Việt Nam đây là nhiệm vụ chính của doanh nghiệp.
Thứ tư là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
Thứ năm là đầu tư kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tổ chức liên kết sản xuất.
Thứ sáu là Thành lập Hiệp hội ngành hàng thủ công mỹ nghệ.
Thứ bảy là vấn đề thống kê hàng thủ công mỹ nghệ.