Vậy làm thế nào để tạo ra một “câu chuyện sản phẩm” khiến mọi người tin tưởng? Tốt hơn hết là bạn cần tập trung sự chú ý cũng như nguồn lực của mình vào việc quảng cáo một chi tiết hấp dẫn nào đó của sản phẩm. Lúc này xác suất “trúng đích” sẽ rất cao vì các đặc trưng của chi tiết lý tưởng kia đã được phát tán vào nhận thức người tiêu dùng.
Lấy ví dụ một showroom kinh doanh xe gắn máy nọ tại quận Phú Nhuận, TP.HCM. Cửa hàng này bán xe máy Đài Loan liên doanh sản xuất tại Việt . Mặc dù biết rõ rằng, các phụ tùng đi kèm xe được sản xuất tại Việt Nam, nhưng nhân viên bán hàng vẫn tự tin thuyết phục khách hàng rằng, một số phụ tùng trong chiếc xe này là đồ Nhật “xịn” nhập khẩu vì lý do Công ty chưa sản xuất được những linh kiện này tại Việt Nam. Nếu như “câu chuyện sản phẩm” được kể một cách bài bản thì người mua xe vẫn có cảm giác là mình đang thửa được món hàng “chính gốc”, oai hơn hẳn so với những người đi xe Magic hay Atila sản xuất tại Việt Nam.
Việc kể “câu chuyện sản phẩm” theo kiểu “chỉ một nửa là sự thật” hoặc “hoàn toàn không phải là sự thật” cũng có thể được thực hiện bằng cách khác. Ví dụ, bạn có thể đăng ký mở công ty tại nước ngoài (nhiều công ty của người Việt hiện nay được đăng ký offshore tại Mỹ) và mở nhà máy tại Việt . Hay như việc đặt tên công ty, đặt tên sản phẩm theo kiểu “Tây” một chút, “Hàn” một chút cũng tạo ra được hiệu quả nhất định. Sản phẩm nước tương Chin-su là một ví dụ. Cái tên Chin-su nghe như sản phẩm của xứ kim chi, và cho đến bây giờ, không ít bà nội trợ vẫn nhầm Chin-su là sản phẩm “made in Hàn Quốc!”.
Hay như Vinamilk, Dutch Lady cùng nhiều nhà sản xuất sữa tại Việt cũng đã sử dụng thành công “chiêu”…lấp lửng với lời khẳng định “như đinh đóng cột” trên mỗi sản phẩm: sữa tươi tiệt trùng. Chỉ đến khi sự việc bị phanh phui, dòng chữ “sữa tươi tiệt trùng” đã biến mất trên vỏ hộp, thay vào đó là dòng “sữa tiệt trùng”, mà nếu chính xác hơn, có khi họ nên đề “sữa bột tiệt trùng” mới đúng! Hàng triệu bà mẹ, hàng triệu trẻ em đã tin vào “câu chuyện …sữa tươi tiệt trùng” cho đến khi hiểu ra rằng, mình đã giúp nhà sản xuất tiêu thụ một lượng sản phẩm rất lớn từ …sữa bột!
Một “chiêu” quảng bá sản phẩm hiệu quả nữa mà các doanh nghiệp cũng thường dùng – nhấn mạnh một đặc tính nào đó không có trong sản phẩm của đối thủ. Hẳn chúng ta còn nhớ, vào thập niên 90, hãng Samsung đưa vào sản xuất hàng điện tử tiêu dùng mang đặc tính “môi trường” với nhãn hiệu Bio. Người tiêu dùng tin ngay vào “câu chuyện sản phẩm”, rằng chỉ có Bio mới là sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, và đó chính là sản phẩm ưu việt hơn các sản phẩm của hãng khác. Kết quả là doanh thu từ sản phẩm này của Samsung đã tăng lên đáng kể.
Mới đây, Unilever Việt cũng đã tung ra một “chiêu” mới khi kể “câu chuyện đôi tình nhân vải” Lyly và Andy. Hẳn không ít người trong chúng ta rất tò mò muốn biết vì sao đám cưới của đôi tình nhân vải lại được “truyền hình trực tiếp” trên HTV7 sau khi xem quảng cáo được lồng khung hòanh tráng tại các trạm xe buýt, treo trang trọng trên các băng rôn…với nội dung "Đón chờ đám cưới của đôi tình nhân vải - Xem trên HTV7 lúc 20h ngày 15/01/2007".
Rồi câu chuyện của “đôi tình nhân vải” còn được đạo diễn khá công phu với các chương trình ca nhạc, giao lưu với các cặp tình nhân ca sĩ, người mẫu, đạo diễn…thành danh tại Việt . Mặc dù có không ít người chê hình thức của “đôi tình nhân vải”, tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng, Unilever Việt Nam đã rất sáng tạo trong ý tưởng, trong cách thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm của mình.