Không chỉ ngành GDĐT, nhiều ngành cùng chính quyền địa phương đã triển khai các giải pháp "tiếp sức" để HS tới trường. Tuy nhiên, phần lớn chỉ mới dừng lại ở những giải pháp tình thế...
Chạy "tiếp sức"
Trước thực trạng đáng báo động, UBND tỉnh Đồng Tháp đã khẩn trương mở hội nghị chuyên đề bàn các giải pháp huy động HS trở lại lớp. Hội nghị đã đề ra nhiều giải pháp cấp bách, nhằm nhanh chóng vận động HS trở lại trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Vĩnh Tân chỉ đạo các đơn vị liên quan nhanh chóng vào cuộc, cùng các cấp uỷ Đảng, chính quyền củng cố, khẩn trương giải quyết "bài toán" HS bỏ học.
Vẫn theo Giám đốc Nguyễn Hoàng Nhi: Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các trường quan tâm đặc biệt đến số HS ra lớp muộn, có kế hoạch dạy phù hợp để các em có điều kiện gắn bó với trường lớp.
Trường THPT Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) phân công giáo viên đến tận nhà HS bỏ học tìm hiểu, động viên, hỗ trợ tập sách, học phí cho các trường hợp khó khăn. Ơ Trường THCS An Thuận (Thạnh Phú, Bến Tre), nhà trường cũng đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ học bổng, tập vở cho HS có điều kiện tới trường.
Gần 10 HS đã trở lại trường. Tuy nhiên, ở một xã có 35% số hộ nghèo thì thật khó có thể khẳng định từ nay tới hết năm học không phát sinh các trường hợp bỏ học.
Thực ra ngay từ đầu năm học, các địa phương đều đã vận động học bổng, tập sách hỗ trợ HS con gia đình nghèo để các em có điều kiện tới trường. Chỉ riêng hệ thống công đoàn, qua vận động, năm học mới này không ít học bổng và nhiều phương tiện khác (tập vở, xe đạp...) đã được trao cho HS nghèo: LĐLĐ TP.Cần Thơ trao 932 suất học bổng (trị giá 418 triệu đồng), LĐLĐ Vĩnh Long trao 816 suất (tăng gần gấp đôi so với năm học 2005 - 2006)...
Mở lớp phổ cập
Ở Trường Tiểu học Thuận Hoà 2 (xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu) khoảng 80% HS là con em bà con dân tộc Khmer. Nhiều em trong số đó không có điều kiện tới trường.
Để các em có điều kiện học tập, tại xã đã tổ chức 2 lớp phổ cập, thu hút xấp xỉ 50 HS tới lớp. Thời gian học của lớp 2 lớp này được bố trí thuận lợi, để các em có điều kiện lao động phụ giúp gia đình kiếm sống...
Đó chính là một trong những giải pháp ngành GDĐT các địa phương ở ĐBSCL thực hiện để HS có điều kiện tiếp tục việc học. Hiệu trưởng Trường THCS Phú Tân (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) Huỳnh Kỵ Trung cho biết, trường đang rà soát lại số HS chưa đi học để tiếp tục tổ chức lớp phổ cập.
Trường THPT Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) cũng đang phối hợp với Trung tâm GD thường xuyên huyện tổ chức các lớp phổ cập tại địa bàn các xã. Dù vậy, việc huy động HS ra lớp ở nhiều nơi vẫn đang gặp khó khăn. Nỗ lực của ngành GDĐT từng địa phương, của các thầy cô giáo chỉ có thể góp phần giải quyết một phần tình trạng HS bỏ học.
An Giang với liệu pháp "sốc"
TS Hồ Việt Hiệp - Giám đốc Sở GDĐT An Giang - cho biết: Tiến tới nâng cao chất lượng đào tạo theo chủ trương của Bộ GDĐT, về việc phân luồng 20-25% số HS yếu vào học các loại hình đào tạo khá (BTVH, trường dạy nghề...), từng bước chuyển đổi mô hình trường bán công thành trường tư thục và nhất là để phù hợp với tình trạng thiếu trường, thiếu lớp như hiện nay.
Năm nay An Giang thực hiện chuyển đổi 5 trường bán công chất lượng thấp vào trường công và phân luồng 20% số HS vào các hệ đào tạo không chính quy. Theo đó, toàn tỉnh có khoảng 5.000 HS nằm trong diện phân luồng.
Tuy nhiên, đến nay số HS này không vào học theo diện phân luồng chỉ vì sĩ diện hão trong khi đó các lớp BTVH và trường dạy nghề tro Wednesday, October 25, 2006ng tình trạng trống vắng.
Ông Hiệp nhấn mạnh: "Chúng tôi đang hứng chịu búa rìu dư luận, thậm chí có người còn cho là Sở GDĐT đang chặn đường đến trường của HS. Đến nay, nhiều phụ huynh vẫn còn suy nghĩ phải cho con mình học làm "thầy" chứ nhất định không chịu cho làm "thợ", mà không hề biết sức học cũng như thiên hướng của con em mình như thế nào.
Áp dụng các giải pháp cấp bách như các địa phương đã và đang triển khai, nhằm tạo điều kiện để các em tới trường - kể cả cách làm "táo bạo" như An Giang - là cần thiết. Thế nhưng, thực trạng HS bỏ học có chiều hướng tăng cao trong năm học này cho thấy: Không thể giải quyết căn cơ bằng biện pháp "chữa cháy"; mà cần phải có các quyết sách được xây dựng bám sát thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng GDĐT vùng ĐBSCL!