Cụ thể, các doanh nghiệp phải kiểm soát triệt để nguyên liệu đầu vào, không thu mua các lô hàng thiếu hồ sơ truy xuất, tăng cường kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh trong sản xuất, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền đến ngư dân, thương lái về tác hại của việc sử dụng kháng sinh bị cấm trong bảo quản nguyên liệu, tự gửi mấu kiểm tra kháng sinh đối với các lô hàng trước khi nhập khẩu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần hợp tác tốt với các bạn hàng Nhật trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đồng thời thông qua các nhà nhập khẩu kiến nghị đến các cơ quan chức năng Nhật Bản nhằm hạn chế những quyết định bất lợi tiếp theo.
Riêng đối với các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo cần tập trung để cùng có biện pháp giải thích với nhà nhập khẩu và tìm ra các nguyên nhân để có chương trình khắc phục thích hợp và kịp thời.
Theo VASEP, từ ngày 25/10, cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra 100% lô tôm xuất xứ từ Việt Nam. Trước đó, nước này liên tiếp phát hiện dư lượng chất chloramphenicol trong sản phẩm cá mực nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong văn bản khuyến cáo của VASEP, phía Nhật đã thông báo, trong thời gian kiểm tra, chỉ cần phát hiện một vài doanh nghiệp tiếp tục vi phạm, toàn bộ các doanh nghiệp cùng ngành sẽ bị cấm nhập khẩu vào Nhật.
Năm nay, theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật có thể đạt 800 triệu USD. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vẫn duy trì ở mức 8,5-9% như hiện nay, thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này sẽ đạt 1 –1,2 tỷ USD. Trong đó, tôm đông lạnh vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Vì vậy, theo VASEP, chế độ kiểm tra nghiêm ngặt của Nhật sẽ làm cho mặt hàng tôm của Việt Nam giảm sức cạnh tranh do phải chịu các chi phí lưu hàng tại kho bãi, giao hàng chậm... đồng thời làm giảm uy tín của tôm Việt Nam tại thị trường này.
Quỳnh Ngọc
Tin liên quan:
Đình chỉ xuất khẩu đối với doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thủy sản
Từ chối tôm nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc
Chế biến thủy sản: Loại bỏ kháng sinh cấm ra sao?
Tiếp tục cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu cá mực sang Nhật Bản
Cá mực Việt Nam có thể bị cấm sang Nhật
Phát hiện 127 lô tôm có chứa tạp chất