Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thâm nhập thị trường Iran
25 | 11 | 2008
Iran là một thị trường lớn, không khó tính; khả năng và điều kiện thanh toán tốt. Song các̀ doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động tìm hiểu thị trường này.
Kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam Iran tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-Iran đạt khoảng 65 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất sang Iran 33 triệu USD và nhập khẩu 32 triệu USD.Năm nay, tổng kim ngạch thương mại hai chiều ước đạt 115 triệu USD. Tuy nhiên, kinh ngạch trao đổi hai chiều vẫn còn thấp. Nguyên nhân là doanh nghiệp hai nước chưa có nhiều thông tin về nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam chưa chủ động tìm hiểu thị trường Iran.

Để hiểu rõ hơn về thị trường Iran và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy xuất khẩu, phóng viên Đài TNVN thường trú Ai Cập đã phỏng vấn ông Bùi Thế Gián, Tham tán thương mại Việt Nam tại Iran.

PV: Xin ông cho biết những điểm nổi bật về quan hệ thương mại Việt Nam - Iran trong thời gian qua?

Ông Bùi Thế Gián

Ông Bùi Thế Gián:
Thương mại Việt Nam Iran thời gian qua có những bước phát triển rất tốt. Ngoài việc xuất khẩu gạo, Việt Nam còn xuất khẩu nhiều mặt hàng khác như may mặc, giầy dép, nông sản sang Iran. Hàng hóa việt Nam chất lượng đảm bảo, hợp thị hiếu người tiêu dùng Iran, và giá cả hợp lý. Đến hết quý 3/2008, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt trên 100 triệu USD.

Iran là thị trường lớn với dân số khoảng 75 triệu người,̣ chủ yếu suất khẩu dầu và gas, do đó có nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn. Chính phủ Iran có nhiều khuyên khích đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng. Bên cạnh đó cũng có những hạn chế về điều chỉnh chính sách thuế của nhà nước. Có loại sản phẩm Iran tăng thuế, điều chỉnh thuế.

So với các năm trước, năm nay, doanh nghiệp Iran sang Việt Nam rất nhiều. Cảm nhận đầu tiên của họ là thị trường Việt Nam an toàn. Sản phẩm và giá cả cạnh tranh được.

PV: Theo ông, những mặt hàng nào của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Iran?

Ông Bùi Thế Gián: Việt Nam có thể nhâm nhập rất nhiều mặt hàng như may mặc, giầy dép, hàng cao su tự nhiên, sản phẩm cao su như lốp xe máy, ôtô, xe đạp, hàng điện tử, phụ tùng ôtô, xe máy, hàng điện tử. Nhìn chung các sản phẩm của Việt Nam đều có thể thâm nhập thị trường Iran.

Người tiêu dùng Iran cũng không khắt khe lắm. Cho đến nay, chưa có những phản ảnh nào về các sản phẩm Việt Nam ở đây.

PV: Vậy thưa ông, để thâm nhập thị trường Iran, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì?

Ông Bùi Thế Gián: Quảng bá hàng hóa của Việt Nam ở thị trường này còn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm cách tiếp cận và mạnh dạn đầu tư, thâm nhập thị trường này để có thông tin. Nhiều thông tin Cơ quan thương vụ, Sứ quán cung cấp qua mạng thị trường nước ngoài của Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp phải tiếp cận trực tiếp bằng cách tham gia hội trợ, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp mà cơ quan thương vụ mở tại Iran. Tiếp cận doanh nghiệp khi họ tham gia hội chợ của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn tiếp cận thị trường này, không nên chỉ tập trung vào một số thị trường lớn nhưng có điều kiện chặt chẽ về chất lượng. Iran có những điều kiện thuận lợi nhưng các doanh nghiệp chưa tận dụng hết.

Các doanh nghiệp của ta cần tìm hiểu và hiểu cung cách làm việc của các doanh nghiệp Iran. Bởi các doanh nghiệp Iran có truyền thống lâu đời trong kinh doanh. Tiếp cận được thị trường Iran còn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường các nước ở khu vực Trung Á….

Thương vụ Việt Nam tại Iran sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Iran…Nếu ta làm được những việc này thì kim ngạch hai chiều sẽ tăng lên đáng kể.

PV: Tình hình an ninh, chính trị và xã hội ở Iran có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động trao đổi thương mại của các doanh nghiệp hay không, thưa ông ?

Ông Bùi Thế Gián: Tình hình an ninh, chính trị, trật tự không ảnh hưởng nhiều. Việc mua bán, quan hệ, trao đổi hàng hóa và thanh toán tiền là hoạt động của các doanh nghiêp. Khi người ta mua hàng thì người ta trả tiền. Cho đến nay chưa có vụ trục trặc nào. Có chăng là việc Việt Nam nhập khẩu hóa dầu từ Iran và đang được cơ quan Thương vụ và Sứ quán Việt Nam tại Iran đang tìm cách giải quyết.

Các đoàn của Việt Nam sang Iran đều có cảm nhận Iran an toàn hơn một số nước trong khu vực. Các vụ đánh bom, khủng bố hay gây mất trật tự ở Iran gần như không xảy ra. Mặt khác, nhiều cảm nhận cho rằng quan hệ với các doanh nghiệp Iran rất cởi mở và thân thiện.

PV: Xin cảm ơn ông!



Theo VOVNews
Báo cáo phân tích thị trường