Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thế giới với người nông dân
17 | 12 | 2008
Thế giới đang gặp phải cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu gây ra những đợt thiếu lương thực từ Haiti, Mexico và Cameron đến cả Philippines, Indonesia và Bangladesh. Nhiều đợt thiếu lương thực đang diễn ra ở những nước chậm phát triển, nơi những công nhân và những nông dân đang trở nên khốn đốn và còn khốn đốn hơn khi phải đối mặt với giá lương thực tăng vọt. Có vẻ nghịch lý, nhưng đó lại là thực tế đang diễn ra trên thế giới: tình trạng thiếu lương thực cho tất cả mọi người.

Cung - cầu mất cân đối

Hạn hán và lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản lượng và sự thu hoạch lương thực. Sự tăng giá dầu cũng làm thay đổi đột ngột sản lượng lương thực và làm tăng sự đầu cơ tích trữ lương thực. Tuy nhiên, mức tiêu thụ trong năm 2007 và sản lượng lương thực đang cho thấy có sự mất cân đối (ngoại trừ lúa mì và ngô). Theo báo cáo của Grain, một tổ chức phi chính phủ: "Dự trữ lương thực thời điểm này là thấp nhất trong vòng 30 năm, đó là thực tế, nhưng điểm mấu chốt của vấn đề lại là không đủ sản lượng để cung cấp cho người dân trên toàn thế giới. Chúng ta phải giảm lương thực để chuyển sang một loại thực phẩm khác, nhằm nuôi sống và cung cấp cho con người để họ đảm bảo kế sinh nhai".

Những khoản lợi nhuận từ lương thực

Trong khi cả thế giới đang phàn nàn về sự thiếu lương thực, thì những tập đoàn khổng lồ xuyên quốc gia (TNCs) kinh doanh về nông nghiệp như Cargill, Archer Daniels Midland (ADM) lại tăng lợi nhuận của họ từ việc buôn bán mặt hàng này. Quý I /2008, 2 tập đoàn này tăng 86% và 67% lợi nhuận. Thailands  Charoen Pokphand Foods, một tổ chức buôn bán lớn ở Châu á cũng dự báo tăng 237% lợi nhuận trong năm 2008.

Cũng trong năm 2008, hàng triệu đô -la được rót vào lĩnh vực lương thực, nhằm tránh cho mặt hàng này không bị tụt theo sự trượt dốc của thị trường chứng khoán. ướực tính, trong thị trường hàng hoá, khoản đầu tư lớn nhất vào buôn bán lúa mì sẽ giảm xuống 60%. Điều này khiến giá cả càng không ổn định và tạo nên sự khác biệt giữa giá mua vào và giá thực tế của sản lượng.

Tất cả những giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng mà IMF, WB, ADB, FAO và WTO đưa ra đều giống nhau và rất cũ. Nó đã được áp dụng nhiều trong quá khứ, nhưng sự chuyển biến là không đáng kể. Tự do hoá, đặc biệt là sự bắt đầu và kết thúc vòng đàm phán Doha của WTO về thương lượng mở rộng sự hợp nhất trong nông nghiệp, khiến mâu thuẫn này ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng đầu tiên làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực thế giới, đồng thời càng làm gia tăng sự đầu cơ trục lợi của những tập đoàn kinh doanh nông nghiệp xuyên quốc gia.

Thật vậy, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu không phải là một sự kiện bất ngờ. Những hậu quả tiêu cực và những gì đang diễn ra cho thấy cuộc khủng hoảng này là một trong những hiện tượng tự nhiên có hệ thống. Trong những năm 80, các nước phát triển đã áp đặt chính sách tự do kiểu mới, thể hiện trong những chương trình điều chỉnh cấu trúc của WB /IMF, xa hơn là WTO, hiệp định thương mại song phương và khu vực.

Chính sách tự do kiểu mới trong lương thực, nông nghiệp không chỉ là những chính sách mang tính chất toàn cầu hoá, tự do hoá trong buôn bán, trong đầu tư, mà còn bao gồm cả tư nhân hoá trong tưới tiêu, buôn bán lương thực và sự bãi bỏ quy định về vai trò của chính phủ với việc định giá, giới thiệu sản phẩm. Hậu quả một phần của sự tự do kiểu mới này là sự giảm nguồn tiền, giảm chất lượng, đất bị chuyển đổi mục đích sang công nghiệp và những dự án phát triển khác... Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là sự gắn kết chặt chẽ và kiểm soát độc quyền của các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp với các quốc gia giàu có. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến người nông dân, công nhân nông nghiệp, phụ nữ, các nhà sản xuất lương thực nhỏ và những người nghèo... Việc mất đi phương thức sinh sống, đã làm gia tăng sự nghèo đói, tạo nên sự khủng hoảng trong cộng đồng nông thôn. Toàn bộ chính sách tự do kiểu mới cùng những ảnh hưởng của nó, chính là phương thức để cuộc khủng hoảng lương thực tiếp diễn.

Trong thập kỷ này, thế giới đã chứng kiến nhiều thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp, hệ thống sinh thái nông nghiệp về sản lượng lương thực, quyền lợi của cộng đồng, của người dân trong việc quyết định về lương thực và chính sách nông nghiệp…

Và chủ đề của Ngày lương thực thế giới 16/10/2008 là chống lại sự đói, suy dinh dưỡng và cuộc khủng hoảng lương thực. Để một lần nữa nhấn mạnh sự thất bại, những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tự do mới và sự trống rỗng của các lời hứa cùng khoản lợi nhuận "trên trời" của những chính sách này.

 

Thông điệp của châu Á

Mạng lưới hành động về thuốc trừ sâu khu vực châu á - Thái Bình Dương (PAN AP), Tổ chức liên kết mọi người về an toàn lương thực (PCFS) và các tổ chức dân sự xã hội khác có sáng kiến biến ngày Ngày lương thực thế giới (16/10/2008) thành Ngày thiếu lương thực thế giới. Các tổ chức khác nhau ở Malaysia, Cambodia, Sri Lanka, Korea, Japan, China, India, Bangladesh, Pakistan, Mongolia, Hongkong, Indonesia, Philippines, Uganda và Kenya đều đồng tình và bày tỏ mong muốn tham gia sự kiện này.

Mục đích của việc tuyên truyền trong Ngày thiếu lương thực thế giới là: thu hút phương tiện thông tin đại chúng trong việc nêu nguyên nhân của khủng hoảng lương thực; tổ chức những cuộc họp chính thức với chính phủ, đưa ý kiến đóng góp chủ đạo; đưa những tiếng nói của người dân về việc phản đối chính sách tự do kiểu mới và sự ảnh hưởng của nó; nhấn mạnh đến giải pháp của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Theo Giáo sư Ujjaini Halim (ấn Độ), quyền lợi của nông dân phải được tuân thủ theo đúng nghĩa vụ và việc thực hiện cải cách trong nông nghiệp như nghề cá, lâm nghiệp và những lĩnh vực khác cũng đều phải tuân theo nghĩa vụ, trách nhiệm đó; Vai trò của phụ nữ phải được nhấn mạnh trong quyền về lương thực.

Bên cạnh sự kiện và những hoạt động ở châu á, châu Phi và New York (Mỹ), Mạng lưới hành động về thuốc trừ sâu của Bắc Mỹ cũng là đồng tài trợ cho sự kiện sẽ được bắt đầu từ năm 2008, "Kêu gọi hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng lương thực".



Nguồn: Báo Khoa học & Phát triển
Báo cáo phân tích thị trường