Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hỗ trợ nông dân như thế nào?
18 | 07 | 2007
12 quốc gia Nam và Đông Á đã cùng đối thoại và trao đổi kinh nghiệm tại Hội thảo "Đối thoại chiến lược Nam và Đông Á về phát triển nông thôn-nông nghiệp và thương mại", diễn ra từ ngày 8-9/3, tại Hà Nội. Một trong những vấn đề được các quốc gia quan tâm nhất là vấn đề hỗ trợ nông dân như thế nào?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng cho rằng, khu vực Đông và Nam Á là khu vực phát triển năng động nhất thế giới trong những năm qua. Mặc dù điều đó có những tác động tích cực đến giảm nghèo, nhưng sự tăng trưởng kinh tế ở các nước trong khu vực và Việt Nam chủ yếu diễn ra ở các lĩnh vực công nghiệp-dịch vụ và ở các vùng đô thị, dẫn đến chênh lệch giàu - nghèo giữa đô thị và nông thôn ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều nước trong khu vực rất cao và giảm chậm, nhất là ở các vùng nông thôn - nơi đại đa số người nghèo sinh sống. Những năm qua, Việt Nam đã đã cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản, bãi bỏ toàn bộ hàng rào phi thuế quan. Điều đó đồng nghĩa với việc các mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam không có lợi thế sẽ nhập khẩu vào Việt Nam nhiều lên. Như vậy, các hộ nông dân sản xuất các mặt hàng này sẽ bị giảm sút. "Tuy nhiên, vấn đề lo ngại nhất lại ở chỗ, sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng, người nông dân không được hưởng đầy đủ lợi ích từ quá trình hội nhập, đặc biệt là nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Vì lẽ đó, Chính phủ Việt Nam xác định, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với cải thiện đời sống của người nông dân, tăng mạnh đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trong khuôn khổ hộp xanh phù hợp với cam kết WTO. Đó là đầu tư cơ sở vật chất, KHCN để phát triển các giống tiến bộ và công nghệ mới, phát triển công tác khuyến nông, tăng cường công tác dạy nghề nông dân."- Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng nói. N h i ê ì u nước ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết các bức xúc về nông thôn. Tuy nhiên, họ cho rằng, những gì Việt Nam làm được là chưa đủ để giải quyết vấn đề chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị đang có chiều hướng gia tăng. Theo ông Linu Mathew Philip, nghiên cứu viên của Centad, thì ngành nông nghiệp phải có cơ chế đặc biệt để đảm bảo sự linh động. Đó là cách hỗ trợ để hộ nông dân mà không ảnh hưởng bóp méo đến thương mại khu vực. Ông Linu cho rằng, các sản phẩm của nông dân Việt Nam, Philippin hay Indonesia… không thể nào cạnh tranh được với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Vì cạnh tranh như thế là cạnh tranh về tài chính với Mỹ với một số tiền khổng lồ; với sự tích lũy về khoa học và kinh nghiệm phát triển cả trăm năm. Điều đó cho thấy, thương mại thế giới vừa không bình đẳng vừa không tự do hoàn toàn. Đó là chưa kể đến sự khác biệt của hệ thống nông nghiệp ở mỗi quốc gia. Indonesia, Philippin cũng đồng ý với quan điểm như vậy. Ông Raul Motemayor, Liên đoàn HTX Philippin cho rằng: "Mỹ hỗ trợ hàng trăm tỷ đô la cho nông dân thì chắc chắn chúng ta thua ngay trên sân nhà. Điều đó làm mất cân bằng môi trường thương mại quốc tế, phá hỏng mọi quy tắc của cuộc chơi, vì thế buộc chúng ta phải tính đến các biện pháp hỗ trợ nông dân hiệu quả, đủ mạnh để có có hội phát triển." Ông Raul còn cho rằng, chúng ta cần có cơ chế tự vệ đặc biệt (SSM).

GS.VS Đào Thế Tuấn đánh giá, việc hỗ trợ nông dân của các nước trong khu vực hầu hết là tập trung vào việc hỗ trợ các mặt hàng. Vì thực tế, hầu hết các nước trong khu vực đều thiếu lương thực. Nếu hỗ trợ như thế, thì người được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách của Nhà nước là một bộ phận, đó là những người buôn bán, các công ty. Chúng ta không thể hỗ trợ kiểu đó, vì như thế, xu hướng giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị sẽ vẫn gia tăng. Theo GS.VS Đào Thế Tuấn, chúng ta phải hỗ trợ phát triển nông thôn. Vì hỗ trợ phát triển nông thôn thì đông đảo người nông dân được hưởng lợi. Hỗ trợ như thế là thỏa đáng nhất, không có một quy định nào cấm chúng ta cả. Đây là biện pháp tích cực nhất trong việc rút ngắn giàu - nghèo. Cũng theo GS. Tuấn, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp phải song song đầu tư thỏa đáng cho phát triển nông thôn. "Phát triển nông nghiệp là tăng GDP, nhưng phát triển nông thôn là tăng mức thu nhập. Hai mục tiêu đó phải được đặt song song với nhau"- GS.VS Đào Thế Tuấn nói.



NNVN
Báo cáo phân tích thị trường