Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nâng cao chính sách quản lý về xuất xứ hàng hoá: Bài học kinh nghiệm từ Hiện đại hoá Hải quan Nhật Bản
18 | 12 | 2008
Xuất xứ hàng hoá là một trong những nội dung rất được Hải quan Nhật Bản quan tâm, năm 2007, trong số 18 triệu tờ khai Nhập khẩu (trị giá khoảng 600 tỉ USD), 15 triệu tờ khai Xuất khẩu (trị giá khoảng 700 tỉ USD), Hải quan Nhật đã phát hiện 1.04 triệu sản phẩm vi phạm thông qua việc kiểm tra nghiệm ngặt về xuất xứ hàng hoá. Việc kiểm tra này thông qua Trung tâm quản lý và điều tra về xuất xứ hàng hoá (OAI). Trung tâm OAI được thành lập từ 1/7/2005, có chức năng kiểm tra và điều tra về xuất xứ phục vụ việc xác định trước xuất xứ hàng hoá điều phối việc xác định trước hàng hoá hải quan 9 vùng và giữa Tổng cục hải quan với hải quan vùng. Mục tiêu là đơn giản hoá hệ thống kiểm tra xuất xứ, xử lý các vuớng mắc của địa phương, tiến hành điều tra về C/O, hỗ trợ hải quan vùng trong việc kiểm tra xác nhận trước xuất xứ, thu thập cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hoá.

Hệ thống OAI chịu trách nhiệm về xác nhận trước xuất xứ hàng hoá gồm: tại Tổng cục Hải quan Nhật Bản (có 03 cán bộ thuộc Cục pháp luật và chính sách thuế), tại Trung tâm OAI (có 07 cán bộ) và tại Hải quan vùng (có 63 kiểm tra viên OAI về xuất xứ tại 9 vùng, trong đó, mỗi vùng có một kiểm tra viên chính chịu trách nhiệm tham vấn các vướng mắc với trung tâm OAI).

5 giải pháp cải cách để nâng cao chính sách xác định trước xuất xứ hàng hoá

Thứ nhất: Sửa đổi luật pháp HQ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh

Thứ hai: Cải cách bộ máy tổ chức nhằm tăng cường vai trò thực thi và đảm bảo an ninh, an toàn;

Thứ 3: Tăng cường hệ thống công nghệ thông tin giúp thông quan nhanh và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giúp quản lý rủi ro;

Thứ 4: Tăng cường trang bị máy soi công – ten – nơ 40 feets thế hệ mới có khả năng phát hiện gian lận ma tuý.

Thứ 5: Tăng cường nguồn lực

Với 5 giải pháp đã đề ra Hải quan Nhật đã nội luật hoá tại điều 7 Luật Hải quan Nhật, phù hợp với chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, Kiểm tra trước xuất xứ hàng hoá cũng được quy định tại các Điều trong Luật Hải quan Nhật Bản đối với các Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật với một số nước Malaysia, Brunei, Thái Lan. Hải quan sẽ kiểm tra xác nhận xuất xứ trước khi hàng hoá được nhập khẩu nếu người nhập khẩu yêu cầu.

Các bước thực hiện kiểm tra trước xuất xứ hàng hoá

- Doanh nghiệp có yêu cầu được xác nhận xuất xứ trước phải gửi bộ hồ sơ theo quy định cho kiểm tra viên OAI hải quan vùng xem xét và trả lời.

- Trường hợp không thoả mãn với trả lời của kiểm tra viên OAI thì Doanh nghiệp có thể đề nghị hải quan vùng xem xét.

- Nếu Hải quan vùng không giải quyết được thì sẽ chuyển Trung tân OAI xem xét. Sau khi tham khảo ý kiến cán bộ Cục pháp luật và chính sách thuế, Trung tâm OAI trả lời hải quan vùng.

- Căn cứ trả lời của Trung tâm OAI, Hải quan vùng sẽ trả lời người yêu cầu. Việc xác nhận trước xuất xứ sẽ được hải quan vùng trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất và không chậm hơn 30 ngày.

- Việc tiếp nhận yêu cầu xác nhận trước xuất xứ được thực hiện bằng 2 cách: Doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu bằng văn bản hoặc yêu cầu trực tiếp qua điện thoại. Nếu yêu cầu bằng vản bản thì Hải quan sẽ trả lời bằng văn bản và văn bản trả lời đó có giá trị trong 3 năm kể từ ngày ký; nếu yêu cầu qua điện thoại thì thường được trả lời ngay trong ngày, tuy nhiên, việc xác nhận này chỉ có giá trị tham khảo.

Hiệu lực của việc xác định trước xuất xứ hàng hoá

Xác nhận trước xuất xứ có hiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký. Không có hiệu lực trong các trường hợp như sau: quá 3 năm kể từ ngày ký xác nhận, hàng hoá nhập khẩu thực tế khác với mô tả hàng hoá đã được xác nhận trước xuất xứ; văn bản pháp luật liên quan có sửa đổi; việc xác nhận trước trái với quy định pháp luật

Thay đổi xác nhận trước xuất xứ: trường hợp cơ quan Hải quan có lý do để thay đổi nội dung văn bản xác nhận trước xuất xứ thì sẽ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về nội dung thay đổi và lý do thay đổi. Nếu sự thay đổi là bất lợi cho người yêu cầu và họ chứng minh được những tổn thất do sự thay đổi đó gây ra cho mình thì xác nhận trước xuất xứ vấn tiếp tục có giá trị trong thời gian tối đa là 3 tháng kể từ ngày có Thông báo thay đổi.

Theo quy định của Nhật, khi có nghi ngờ về xuất xứ thì chính người nhập khẩu phải có trách nhiệm chứng minh xuất xứ hàng hoá, nếu không chứng minh được thì xuất xứ hàng hoá không được công nhận.

Hiện nay, Hải quan Nhật đang thử nghiệm hệ thống máy tính để có thể truyền dữ liệu yêu cầu xác nhận trước xuất xứ qua mạng. Dữ liệu yêu cầu xác nhận trước xuất xứ được kết nối từ trụ sở Doanh nghiệp tới hải quan vùng và Trung tâm OAI.

 



Nguồn: www.customs.gov.vn
Báo cáo phân tích thị trường