Doanh nghiệp trong nước đó là các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam của Chính phủ.
Theo đó, các mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
Vùng I: Đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 1.200.000 đồng/tháng.
:Vùng II Đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 1.080.000 đồng/tháng.
Vùng III: Đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 950.000 đồng/tháng.
Vùng IV: Đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000 đồng/tháng; Đối với doanh nghiệp FDI là 920.000 đồng/tháng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến nay hầu hết các địa phương đã tổ chức triển khai, tập huấn cho các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng xong phương án điều chỉnh tiền lương, tổ chức lấy ý kiến người lao động và công khai cho người lao động biết để thực hiện.
Đây là chính sách hết sức quan trọng nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động, nhất là những người lao động có mức thu nhập thấp, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, các doanh nghiệp cần triển khai thực hiện một cách nghiêm túc các quy định trên của Chính phủ.
Những người có mức lương ghi trong hợp đồng lao động thấp hơn mức lương tối thiểu thì phải điều chỉnh lại cho bằng mức lương tối thiểu mới, đối với những người có mức lương cao hơn thì doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận để điều chỉnh cho phù hợp.