Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc muốn "quốc tế hóa" đồng Nhân dân tệ
14 | 01 | 2009
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Mỹ đang tác động tiêu cực tới toàn thế giới, Trung Quốc dự định sẽ xây dựng một hệ thống thanh toán toàn cầu trên cơ sở tiền tệ của mình cùng với sự biến đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Hệ thống thanh toán tiền tệ quốc tế cần đa dạng hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT). Trong tương lai không xa, sẽ xuất hiện một khu kinh tế nhân dân tệ mà tiền tệ thanh toán chủ yếu là đồng này.

Hiện nay, NDT đã được lưu thông rộng rãi xung quanh Trung Quốc, ngoài việc giao dịch thương mại sử dụng đồng nhân dân tệ với số lượng lớn, mấy năm nay số du khách nước ngoài đến Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ là rất lớn. Đồng NDT đã duy trì được ổn định trong nhiều năm, được mệnh danh là “đồng đôla Mỹ thứ hai” trong khu vực Đông Nam Á. Cùng với sự tăng nhanh về tốc độ kinh tế, Trung Quốc cũng sẽ cần tích cực chủ động tham gia vào công cuộc cải cách hệ thống tài chính quốc tế, cống hiến cho việc ổn định tăng trưởng kinh tế thế giới.

Ngày 24/12/08, Ủy ban thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định tiến hành thí điểm thanh toán giao dịch bằng đồng nhân dân tệ tại Quảng Đông, Macao, Hồng Kông, Quảng Tây, Vân Nam và khu vực ASEAN. Mặc dù chỉ là thí điểm trong phạm vi nhỏ, nhưng chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy đồng NDT trở thành công cụ mặc cả giao dịch quốc tế, quốc tế hóa đồng NDT đã đánh dấu một bước quan trọng có ý nghĩa. Trước đó, Trung Quốc đã ký hiệp ước thỏa thuận với Nga, ngân hàng trung ương hai nước sau này sẽ mở rộng nghiệp vụ thanh toán đồng RUP và đồng NDT, Trung Quốc cũng sẽ ký hiệp ước thỏa thuận trao đổi tiền tệ với Hàn Quốc.
Khu vực hóa đồng NDT, bước đầu tăng tốc độ quốc tế hóa, đẩy nhanh nhu cầu cấp thiết xây dựng 1 hoặc 2 trung tâm thanh toán quốc tế bằng đồng NDT. Thượng Hải và Hồng Kông đều là khu vực thương mại quốc tế phát triển, rất có ưu thế trong việc thanh toán thương mại quốc tế. Đồng thời phát huy đầy đủ vai trò thử nghiệm và là đầu cầu tài chính của Trung Quốc.

Mặt khác, do phong phú về nguồn vốn, giám sát tiền tệ thuận lợi và dịch vụ tài chính rộng rãi, Thượng Hải cũng có ưu thế riêng, cũng rất thích hợp trong việc thiết lập trung tâm thanh toán NTD. Về vấn đề này, Thượng Hải và Hồng Kông nên cùng nhau hợp tác, không nên có mâu thuẫn, độc quyền lẫn nhau. Hai khu vực này cần có mối quan hệ phân công và hợp tác phù hợp có hiệu quả. Do đó, Thượng Hải cũng cần nhận thức được những khó khăn trong việc xây dựng trung tâm tín dụng quốc tế. Dưới điều kiện không ngừng đẩy nhanh tiến trình quốc tế hóa đồng NDT, Thượng Hải nên tập trung nghiên cứu tích cực trở thành trung tâm thanh toán và giao dịch quốc tế về địa vị, vai trò và chiến lược phát triển tương lại trong quá trình hình thành khu kinh tế nhân dân tệ.


Nguồn: Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường