Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ “đóng băng” thị trường xuất khẩu lúa gạo
29 | 07 | 2009
Ấn Độ đã trì hoãn xuất khẩu các loại lương thực dạng hạt theo một thảo thuận giữa chính phủ với chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực, dự phòng việc sản lượng của các nông trại sẽ bị sụt giảm do lượng mưa thấp vào năm nay.

>>> Tin liên quan đọc nhiều nhất
* Chuyên gia dự báo tình hình thị trường lúa gạo: CUNG TĂNG NHẸ, GIÁ GIẢM NHẸ
*
Ấn Độ: Sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lượng mưa giảm bất thường
*
Thái Lan sẽ xuất khẩu 500.000 tấn gạo từ nguồn thặng dư
* Manila nhập khẩu gạo đấu thầu giá thấp nhất của Thái Lan và Pakistan
* El Nino có thể khiến Inđônêxia duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo
* Công bố Báo cáo ngành lúa gạo Việt Nam quý 2 năm 2009
* Hội thảo lúa gạo Việt nam 2009: TĂNG TỐC CHO XUẤT KHẨU

Quốc gia này đã có những kho dự trữ các loại lương thực dạng hạt với quy mô lớn do một lệnh cấm hiện hành về việc buôn bán lúa mì và gạo non-basmati dành cho xuất khẩu ra nước ngoài. Ấn Độ cũng đóng góp 153.200 tấn lương thực dạng hạt cho Ngân hàng thực phẩm Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC Food Bank) suốt thời gian 2008 – 2009.

Người nông dân Ấn Độ hướng lên bầu trời để cầu nguyện những cơn mưa (Ảnh: AFP)

Hôm 24/07, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Sharad Pawar cho hay: “Ấn Độ xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn lúa mì thông qua đường ngoại giao. Thậm chí chúng tôi sẽ ngừng ngay việc này lại. Tình hình có thể được cải thiện, nhưng chúng tôi không muốn gặp bất kỳ rủi ro nào khi các mối quan ngại đều dính líu đến vấn đề an ninh lương thực của quốc gia”. Trả lời trong một cuộc tranh luận về ảnh hưởng của mùa mưa diễn ra thất thường đối với nông nghiệp, ông Pawar nói: “Chúng tôi có đủ các kho dự trữ gạo và lúa mì để đáp ứng bất kỳ sự thiếu hụt lương thực nào”.

Ấn Độ đã sản xuất 233, 88 triệu tấn lương thực dạng hạt, nhiều hơn khong đáng kể so với mục tiêu giai đoạn 2008 – 2009 của Chính phủ, với sản lượng cả hai loại gạo và lúa mì đều dẫn đầu . Các chuyên gia hy vọng rằng điều này sẽ bù đắp lại một sự sụt giảm có khả năng sẽ xảy ra trong vụ Kharif (thu hoạch vào mùa thu và đầu mùa đông) hoặc vụ gieo trồng mùa hè do lượng mưa thấp.

Lượng mưa từ hôm 27/07 đến sáng 28/07 là 90.1 mm. Như vậy tổng lượng mưa từ 01/06 – 28/07 là 236.8 mm, giảm 51% so với mức bình thường. 2 ngày trước đây, tỷ lệ % lượng mưa bị thiếu hụt là 57. Cơ quan khí tượng The Met Office dự báo rằng sẽ có các trận mưa nặng hạt trong 3 ngày nữa trong khi các dự báo tháng 8 cho rằng lượng mưa sẽ trở lại mức bình thường là 303.3 mm. Lượng mưa trong suốt 4 ngày trước của tháng này và lượng mưa trung bình trong tháng 8 sẽ làm tụt giảm mức thiếu hụt ít hơn 50% - đây là một tin vui lớn đối với các nông dân Ấn Độ.

Tuy vậy, ông N.K.Singh - Phó Giáo sư trường Đại học Nông nghiệp Rajenda, đồng thời là nhà nghiên cứu lâu năm về lúa gạo nhận định, dù mưa vào tháng 8 thì Bihar – vùng nghèo khó nhất của Ấn Độ vẫn sẽ phải chứng kiến mức giảm 40-50% của sản lượng lúa gạo so với bình thường, chỉ còn lại khoảng 7,5 triệu tấn. Đánh giá của ông đầy sức thuyết phục, vì theo như ước lượng của Chính phủ, chỉ có 15% của 3,5 triệu ha diện tích đất gieo trồng lúa là có thể cấy hái cho đến giữa tháng 7.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Sharad Pawar thông báo rằng diện tích gieo trồng thực tế đã thu hẹp từ 11,463 triệu ha vào ngày 16/07 so với 14,521 triệu ha năm ngoái, bị giảm mất 21%. Lượng mưa được đem đến bởi gió mùa Tây Nam – giải pháp cho sản lượng nông nghiệp Ấn Độ vẫn ở trong tình trạng không đều và giảm so với cùng kỳ năm trước là 19% vào hôm 23/07. Việc gieo trồng gạo, đậu tương, mía đường tụt giảm so với mức năm ngoái nhưng diện tích gieo trồng bông, kê, ngô, đậu và các loại hạt có dầu thì đã gần đạt đến mức tiêu chuẩn.

(Nguồn tin: Hindustantimes, Indiatimes)



D.T.C/ AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường