Đối với mặt hàng cà phê, thị trường luôn có nhiều biến động và sự cạnh tranh giữa các quốc gia rất quyết liệt. Nhận diện những biến đổi trong xu hướng tiêu dùng cà phê thế giới năm 2010 sẽ là bí quyết giúp các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi.
Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp 2010 sẽ có hai phiên thảo luận về “Thị trường cà phê 2009 và triển vọng 2010”, “Chất lượng cà phê Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - tiêu thụ cà phê nội địa”. Trong hai phiên thảo luận này, nhiều vấn đề quan trọng về thị trường cà phê sẽ được các chuyên gia nghiên cứu ngành hàng đưa ra các phân tích và nhận định.
Nghiên cứu của IPSARD cho thấy, xu hướng tiêu dùng cà phê trên thế giới đang có những biến đổi to lớn. Những biến đổi này vừa là thách thức, vừa là thời cơ cho ngành cà phê Việt Nam.
Cầu về cà phê tăng trưởng mạnh nhất tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trồng cà phê
Trong vòng 10 năm từ 1999-2009, lượng tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng trưởng khoảng 17%, hiện vào khoảng 132 triệu bao. Trong đó cà phê được tiêu thụ nhiều nhất tại một số khu vực như: Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Nhật Bản đặc biệt là EU, Mỹ và Nhật Bản với mức tiêu thụ trung bình chiếm 45%, 24% và 8% lượng tiêu thụ trên toàn thế giới. Trung bình, các quốc gia phát triển tiêu thụ khoảng 70 triệu bao mỗi năm.
|
Tăng trưởng tiêu dùng cà phê |
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, cầu về cà phê tăng trưởng mạnh mẽ tại các nước đang phát triển và đặc biệt là tại các quốc gia trồng cà phê. Dung lượng thị trường tại các quốc gia đang phát triển đã tăng từ 40 triệu bao vào năm 1999 lên tới 70 triệu bao vào năm 2009, tương đương mức tăng trưởng 75% trong vòng 10 năm.
Giá cà phê giảm mạnh (từ 1,28USD/pound xuống còn 0,5 USD/pound, tương đương mức giảm 61% trong giai đoạn 1983-2002) là nguyên nhân chính của việc tăng trưởng tiêu dùng.
Sự tăng trưởng nhanh chóng này một phần là do các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ đang đang được tiến hành rộng rãi tại các quốc gia đang phát triển và các quốc gia sản xuất cà phê đã biến thứ đồ uống này trở thành một nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, sự xâm nhập của văn hóa châu Âu trong ẩm thực và các nghiên cứu về lợi ích của cà phê đối với sức khỏe cũng góp phần làm tăng nhu cầu về cà phê tại các nước đang phát triển. Ngày càng nhiều quán cà phê được mở ra tại các nước này, điển hình là tại Ấn Độ, Colombia, El Salvador, Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới. Tại nhiều nơi, quán cà phê đã trở thành nơi thư giãn nghỉ ngơi của mọi tầng lớp.
Trong đó, cầu tăng trưởng mạnh nhất tại các quốc gia trồng cà phê, điển hình là tại Brazil, lượng tiêu thụ cà phê đã tăng từ 12 triệu bao năm 1999 lên gần 19 triệu bao vào năm 2009 (mức tăng xấp xỉ 40% trong vòng 10 năm). Mức tiêu thụ bình quân đầu người của Brazil hiện đạt trung bình gần 5kg/người/năm, sau đó là Colombia, Ethiopia và Mexico (đạt khoảng trên dưới 1kg/người/năm). Indonesia và Việt Nam là hai nước có tiêu thụ bình quân đầu người thấp nhất, chỉ khoảng trên 0,5kg/người/năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của hai nước này đang tăng với tốc độ xấp xỉ 100% so với năm 2001.
Xu hướng lựa chọn cà phê đặc sản và các loại cà phê được chứng nhận xuất xứ
|
Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm cà phê có rõ nguồn gốc xuất xứ |
Người tiêu dùng hình thành những thói quen mới, và những thói quen này góp phần tạo nên xu hướng tiêu dùng mới.
- Người tiêu dùng coi trọng “chất lượng”, “nhãn hiệu nổi tiếng” và “sản phẩm bền vững và có xuất xứ”.
- Tiêu dùng các sản phẩm được chứng nhận thân thiện với môi trường;
- Lựa chọn các nhãn hiệu tốt và có trách nhiệm, tránh các công ty xấu
Do đó, cầu về các loại cà phê được chứng nhận gia tăng mạnh mẽ trong các năm gần đây. Chỉ số tăng trưởng cầu về cà phê năm 2007 là 100 thì tăng trưởng cầu về cà phê được chứng nhận là khoảng 135, chỉ số tương ứng năm 2008 là 100 và 170 (năm 2006=100). Dung lượng thị trường cà phê có chứng nhận năm 2008 vào khoảng 280-290 tấn, trong đó 27% người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm được chứng nhận UTZ, 22% lựa chọn sản phẩm được chứng nhận Rainforest Alliance, 28% lựa chọn các sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ và 23% lựa chọn sản phẩm được chứng nhận FairTrade.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại nước uống cung cấp năng lượng khác
Thị trường cà phê đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều loại đồ uống khác: nước ngọt; trà; nước tăng lực bổ sung đường, caffeine, taurine; Các loại đồ uống dành cho vận động viên và người chơi thể thao.
Các xu hướng phát triển sản phẩm từ cà phê để cạnh tranh:
Đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian và thuận tiện Cà phê uống liền hay hòa tan là một lựa chọn tốt Cà phê nước đóng lon (liquid coffee) khiến cà phê trở nên tiện dụng hơn và dễ dàng trong phân phối tại các cửa hàng tiện dụng Các cách pha chế cà phê khác như : mochas, lattes, cappuccinos, espressos, cà phê lạnh và cà phê đá thu hút nhiều khách hàng mới |
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các loại đồ uống khác khiến cà phê không còn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.
Tại khu vực Bắc Mỹ, lượng tiêu thụ nước tăng lực chiếm khoảng 37% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu , tiếp theo là khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm khoảng 30% và Đông Âu với 15%.
Do đó các nhà kinh doanh cà phê phải tìm cách giành được phân khúc người tiêu dùng có nhu cầu về các loại đồ uống nhanh, dễ lựa chọn và chứa ít đường
Các loại đồ uống này hiện đang được marketing mạnh mẽ vào phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi, năng động, và đang hướng tới phân khúc nữ giới và người có tuổi
Với việc bổ sung vitamine, khoáng chất và các thành phần khác được cho là có lợi cho sức khỏe, các loại đồ uống này phục vụ phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi, năng động, có hiểu biết cao và hiện đang hướng tới nhóm người tiêu dùng là phụ nữ và người có tuổi.
Ngoài ra, các loại đồ uống này còn có tính cạnh tranh cao nhờ giá rẻ: giá thành 1 chai nước ngọt có ga 2lits chỉ vào khoảng 1,25-1,5 usd hay 24-27.000 đồng trong khi 1 ly cà phê được pha chế như Starbucks vào khoảng 4USD.