Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tháng 4, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sụt giảm do nhu cầu giảm
24 | 05 | 2011
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 4 sụt giảm như dự đoán, do lượng tồn kho lớn và nhu cầu cho sản xuất công nghiệp chậm lại, ngoại trừ ngô do vấn đề dự trữ quốc gia.
Dữ liệu được công bố bởi cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết sự suy giảm trên diện rộng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong số liệu ước tính tháng 4, phản ánh tốc độ tăng trưởng kim ngạch chậm lại bởi chính sách thắt chặt kinh tế và biên độ giá mà nước này đặt ra với các sản phẩm đầu ra.

Kim ngạch nhập khẩu đồng tinh chế giảm 48% so với cùng kỳ, xuống mức 160,2 ngàn tấn, cho thấy sản lượng nội địa của nước này đã tăng lên mức kỷ lục và mức tồn kho cao tại các kho dự trữ. Sản lượng đồng đạt mức kỷ lục trong tháng 3, sản lượng 4 tháng đầu năm tăng 16% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 1,7 triệu tấn.

Nhập khẩu đậu tương của nước này cũng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu đậu tương có thể tăng trở lại trong tháng 5 do các công ty thương mại tiếp tục nhập khẩu loại hàng hóa này với mục đích liên quan đến tài chính. Lượng đậu tương dự trữ tại cảng đạt mức kỷ lục, khoảng 7 triệu tấn.

Trong một báo cáo gần đây của Capital Economics, sự giảm giá hàng hóa gần đây phản ánh nhu cầu tại Trung Quốc giảm, do vậy, giá cả hàng hóa còn tiếp tục khuynh hướng giảm trong thời gian tới. Nhu cầu với các kim loại công nghiệp đặc biệt thấp. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và nhu cầu hàng hóa tập trung do đó cũng có thể suy giảm.
HSBC cho biết chỉ số thu mua hàng hóa của các nhà quản lý tại HSBC, một chỉ số cho biết hoạt động sản xuất toàn quốc, giảm xuống mức thấp trong 10 tháng qua, ở 51,1 trong tháng 5, làm tăng thêm nỗi lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc.

Nhập khẩu cotton trong tháng 4 giảm 35% so với cùng kỳ, xuống mức 210,4 ngàn tấn, do các công ty tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường nội địa, khiến giá giảm 40% so với tháng 2.

Tháng 4, kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ và dầu thực phẩm cũng giảm, với kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ giảm 92% so với cùng kỳ năm 2010, do triển vọng sản lượng vụ giữa năm tốt. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu ngô tháng 4 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 7.215 tấn. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là nhà nhập khẩu ngô lớn nhất trong những tháng sắp tới, do các nhà dự trữ quốc gia đã mua 1 triệu tấn ngô trong tháng 3.

Tập đoàn dự trữ ngũ cốc Trung Quốc cho biết đầu tháng 5, tập đoàn này bắt đầu có hàng nhập tàu từ các giao dịch mua ngô từ Mỹ được miễn trừ thuế trước đó. Trong khi đó, theo người phát ngôn Cheng Bingzhou, Sinograin hiện không có kế hoạch nhập khẩu thêm ngô nhưng các nhà giao dịch nhà nước cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia thị trường nếu giá ngô Mỹ giảm. Các nhà vận động hành lang cho ngũ cốc tại Mỹ đánh giá nhu cầu nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong năm 2011 ở mức khoảng 2 triệu tấn, nhưng chính phủ nước này đang hạn chế tối đa hoạt động nhập khẩu do muốn chứng minh có thể tự cung cấp đủ ngũ cốc cho nhu cầu nội địa, và do giá ngô trên thị trường Mỹ, nhà sản xuất ngô hàng đầu thế giới, đã tăng lên mức cao trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, mức dự trữ nội địa sụt giảm cho thấy Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng quay trở lại thị trường. Chỉ số sử dụng/dự trữ ngô của Trung Quốc, chỉ số so sánh mức dự trữ và mức tiêu dùng, giảm xuống còn khoảng 37% trong đầu năm 2011, thấp hơn mức trung bình 93% trong giai đoạn 1993 – 2003.

Kim Dung/AGROINFO
Theo  Chuin-Wei Yap, Dow Jones Newswires


Báo cáo phân tích thị trường