Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chủng loại cao su xuất khẩu trong tháng 4, 4 tháng năm 2011
21 | 06 | 2011
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2011 đạt 35,9 nghìn tấn với kim ngạch đạt gần 156,3 triệu USD; giảm 14,5% về lượng và giảm 10,8% về kim ngạch so với tháng trước. Ngược lại, so với cùng kỳ năm 2010 lại tăng cả về lượng và kim ngạch lần lượt là 10,56% và 66,03%. Tổng lượng cao su xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt 199,94 nghìn tấn, kim ngạch đạt 876,27 triệu USD; tăng 26,9% về lượng và tăng cao 106,55 so với cùng kỳ năm 2010.

Tính đến giữa tháng 5/2011, nước ta đã xuất khẩu được 213,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 934,7 triệu USD; tăng 28,65% về lượng và tăng tới 108% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, xuất khẩu cao su của nước ta trong 5 tháng đầu năm nay ước đạt khoảng 240 nghìn tấn với kim ngạch đạt khoảng 1.052 triệu USD; tăng cả về lượng và kim ngạch lần lượt là 31,4% và 113,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Diễn biến về giá: Cùng với xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới, giá trung bình xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4/2011 đã tăng trở lại 4,29% so với tháng trước và tăng tới 50,19% so với cùng kỳ năm 2010, đạt 4.354 USD/tấn.

Tại thị trường trong nước, giá cao su đã lập kỷ lục cao trong lịch sử, với giá mủ cao su tươi thu mua trực tiếp tại cây ở Bình Phước đạt 27.000- 36.000 đồng/1 lít mủ tươi (tương đương 910 đồng/độ) và khoảng 43.000 đồng/kg mủ tạp, tăng 10% chỉ trong vòng hơn 1 tuần. Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay và cao hơn 30 đồng/độ so với mức giá kỷ lục được thiết lập cuối năm 2010. Nguyên nhân chính của việc tăng giá cao su liên tục vẫn là hạn chế về nguồn cung. Thời gian qua, thời tiết ở khu vực Đông Nam Bộ thay đổi thất thường, mưa đá và lốc xoáy liên tục xảy ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây cao su. Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa khiến giá mủ cao su đạt mức kỷ lục ngay từ đầu mùa là giá các mặt hàng gia tăng đột ngột, đặc biệt là giá điện và giá xăng. Giá mủ cao su tăng cao kéo theo giá các mặt hàng liên quan đến mủ cao su như: giá giống, giá phân bón… càng tăng nhanh. 

Việt Nam đang bắt đầu vào vụ thu hoạch mủ cao su mới nên nguồn cung mủ cao su tự nhiên lớn, do đó khả năng giá mặt hàng này sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ mủ cao su tự nhiên dự báo sẽ lớn hơn sản lượng mủ cao su thế giới sản xuất ra nên giá cao su xuất khẩu sẽ vẫn duy trì ở mức cao, ở mức từ 4.200 - 4.500 USD/tấn.

Triển vọng xuất khẩu: Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) đưa ra dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu quý II năm nay chỉ đạt 2,205 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2010 và thấp hơn so với sản lượng quý I.

Hiệp hội dự báo sản lượng cao su thiên nhiên năm 2011 sẽ tăng 4,9% thay vì tăng 5,8% như dự báo trước và mục tiêu 6,4% đề ra ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng của Indonesia và Philippine sẽ không cao như dự kiến. Sản lượng của Indonesia – nước sản xuất cao su lớn thứ 2 thế giới được dự báo sẽ chỉ đạt 2,891 triệu tấn, thấp hơn mức 2,972 triệu tấn dự báo cách đây một tháng, trong khi sản lượng của Philippine cũng chỉ đạt khoảng 107.000 tấn so với 114.000 tấn dự báo trước đó.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và các sản phẩm lốp xe nhìn chung vẫn ổn định. Một số thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng như: Malaysia, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan… sẽ tiếp tục tăng trưởng cao so với năm 2010. Đối với Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô tại đây đang đẩy mạnh các biện pháp khắc phục sản xuất sau thảm họa, nhu cầu nhập khẩu của nước này có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới. Do vậy, xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục gặp thuận lợi và có khả năng sẽ đạt được mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu cao su trong năm 2011 là 3 tỷ USD.

Tham khảo một số chủng loại cao su xuất khẩu trong tháng 4 và 4 tháng năm 2011

                                                                          (Lượng: Tấn, Trị giá: USD)

Chủng loại

 

T4/11 

So T3/11 (%) 

So T4/10 (%) 

4T/11

So 4T/10 (%) 

L

TG

L

TG

L

TG

L

TG

L

TG

SVR 3L

14.340

71.808

-20,29

-21,02

-2,58

59,04

90.800

446.289

17,44

100,28

SVR 10

9.428

43.705

-9,48

-13,52

32,26

110,33

43.358

203.171

47,43

154,94

SVR CV60

2.358

12.952

-25,34

-26,52

128,7

280,55

12.693

65.445

81,89

220,79

Latex

1.515

4.910

-28,35

-25,94

101,6

233,3

13.542

39.226

20,01

97,97

SVR 20

1.251

6.049

39,75

41,59

10,7

78,4

6.423

30.415

92,74

226,85

CS hỗn hợp

820

3.567

-37,99

-32,98

-75,08

-57,73

5.264

22.587

-55,23

-21,08

RSS3

642

3.293

-37,63

-36,96

-30,23

16,01

4.732

23.744

16,73

104,85

RSS

633

3.031

71,05

71,81

-42,86

-8,36

1.187

5.638

-61,98

-37,34

SVR 5

442

2.184

-15,62

-15,2

-16,08

48,52

1.570

7.358

15,43

117

SVR CV50

425

2.309

-30,15

-29,18

12,49

88,64

3.215

15.872

64,68

181,81

Skim block

182

724

-39,49

-48,42

202,58

533,77

1.203

3.765

225,29

452,35

SVR L

83

432

-68,45

-68,3

-65,32

-42,95

1.095

5.337

-1,42

68,62

RSS1

52

280

-74,6

-75,13

-47,68

-8,63

319

1.739

-13,49

64,63


Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường