Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Lượng mưa tại Ấn Độ trong những tuần tới sẽ quyết định sản lượng mía đường
26 | 08 | 2011
Theo Rabobank, hiện không có những quan ngại lớn nào về sản lượng mía đường tại Ấn Độ, nhưng điều quan trọng là lượng mưa trong những tuần tới không suy giảm

Theo Cơ quan khí tượng thuỷ văn Ấn Độ, lượng mưa thực tế tại nước này tính đến ngày 10/8 thấp hơn 4% so với thông thường.

Sản lượng đường niên vụ 2010 – 2011 tại Ấn Độ dự đoán đạt khoảng 24,3 – 24,4 triệu tấn. Sản lượng ước tính ban đầu niên vụ đường 2011/2012 tại Ấn Độ đạt 26 triệu tấn.

Trong niên vụ 2010 – 2011, Ấn Độ dự đoán kim ngạch xuất khẩu đường đạt khoảng 2,7 – 2,8 triệu tấn theo cơ chế Chứng nhận phổ cập mở (OGL) và khoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn theo cơ chế Chứng nhận cấp cao (ALS).

Theo quyết định của chính phủ Ấn Độ trong tháng 6/2010, cho phép xuất khẩu thêm 500 ngàn tấn đường theo OGL, các nhà xuất khẩu sẵn sàng thanh toán mức chênh lệch khoảng 6.000 – 7.000 INR/tấn cho đường đã được cấp phép xuất khẩu từ các nhà máy, đã khiến đẩy giá đường thế giới tăng cao. Điều này cũng dẫn tới sự phục hồi giá đường mạnh trên khắp Ấn Độ.

Giá xuất khẩu từ kho nhà máy tại phía Bắc Ấn Độ tăng từ mức 26,5 ỈN/kg (giữa tháng 6), lên mức 28,2 INR/kg (cuối tháng 7). Tương tự, giá xuất khẩu từ kho phía Nam tăng từ mức 24,75 INR/kg (giữa tháng 6) lên mức 27 INR/kg (cuối tháng 7).

Quyết định của chính phủ nước này hồi giữa tháng 8, cho phép xuất khẩu thêm 500 ngàn tấn, có thể giúp bình ổn giá trong thời điểm hieenjt ại nhưng hiện vẫn có những tín hiệu xấu về triển vọng nguồn cung đường toàn cầu và thặng dư cung – cầu đường Ấn Độ yếu trong niên vụ 2011 – 2012. Ngoài ra, trong thời điểm này, lợi nhuận kỳ vọng xuất khẩu (ở mức 3000 – 4000 INR/tấn) có thể thấp hơn so với mức lợi nhuận của 500 ngàn tấn xuất khẩu hồi tháng 6.

Tính đến ngày 5/8/2011, 1 triệu ha mía tại Ấn Độ đã được trồng (cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2010). Diện tích trồng mìa tăng lên tại một số khu vực trọng điểm, cho thấy nông dân nước này đang chuyển từ một số ngũ cốc sang trồng mìa.

Nhu cầu của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chính phủ cũng vừa xuất đường từ kho dự trữ đường quốc gia để bình ổn giá đường nội địa. Kim ngạch nhập khẩu đường của nước này trong nửa đầu năm 2011 tăng 27% so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù tốc độ nhập khẩu đường của Trung Quốc chậm lại trong tháng 6 và 7, trong vài tháng tới, kim ngạch nhập khẩu dự báo sẽ tăng mạnh. Chính phủ Trung Quốc gần đây thông báo dự định tăng dự trữ đường quốc gia, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu đường trong niên vụ 2010/11 lên mức 2,5 triệu tấn. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 10/2010 đến tháng 6/2011, mới chỉ 0,92 triệu tấn đường được nhập khẩu.

Tại một số nước Đông Nam Á khác, nhu cầu đường cho dịp lễ hội Ramadan cũng tăng lên. Để giảm nỗi lo về nguồn cung của người tiêu dùng, một số chính phủ, như Indonesia, vừa thông báo dự trữ đường tại nước này đủ để đáp ứng nhu cầu và không có nhu cầu nhập khẩu thêm.

Từ khía cạnh sản xuất, những diễn biến thời tiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đường trong niên vụ này và niên vụ tới của các nước Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc, sản lượng đường niên vụ 2010/2011 giảm gần 3% so với niên vụ trước, xuống mức 10,5 triệu tấn do hạn hán và sương giá tại một số khu vực trồng trọt. Tại Indonesia, hoạt động sản xuất bị thiệt hại bởi thời tiết khô và nhiều mây trong niên vụ hiện tại (2011/2012) và sản lượng dự đoán giảm 5%, xuống mức 2,6 triệu tấn.

Tình hình thời tiết gần đây tại Philippines, nam Trung Quốc và Thái Lan cũng đang ảnh hưởng đến triển vọng niên vụ đường 2011/2012. Cơn bão nhiệt đới Nock-Ten và Mufia có thể gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất đường, đồng thời có thể giảm năng suất mía.

Tuy nhiên, tại một số khu vực khác của Trung Quốc, vụ đường cũng được hưởng lợi nhờ mưa đến đúng thời điểm, đặc biệt là tại phía Nam Trung Quốc.

Kim Dung AGROINFO

Theo Commodity online


Báo cáo phân tích thị trường