Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Standard Chartered: Thị trường đường sẽ nóng lên vì nhu cầu nhập khẩu
21 | 08 | 2011
Ấn Độ, nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, có thể sản xuất ít hơn tiêu thụ kể từ tháng 10 năm tới và biến nước này trở thành nhà nhập khẩu ròng.

Giá đường thế giới vì thế sẽ bị đẩy lên rất cao.

Đó là nhận định của ngân hàng Standard Chartered Plc và công ty ITC Ltd – nhà nhập khẩu đường lớn thứ ba sau Coca Cola và PepsiCo.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí ngày hôm qua, người đứng đầu bộ phận mua sắm của ITC, ông Somnath Chatterjee, cho biết, Ấn Độ sẽ trở thành nhà nhập khẩu ròng đường giống như Trung Quốc.

Tổ chức Đường Quốc tế cũng cho rằng, sức mua từ Ấn Độ cộng với nhu cầu từ Trung Quốc – nước tiêu thụ đường lớn thứ ba thế giới, và Indonesia, sẽ cùng nhau làm cho nguồn cung đường toàn cầu trở nên thắt chặt. Trong vòng 1 năm qua, giá đường trên thị trường kỳ hạn đã tăng 48% và đang giao dịch quanh 28 – 29 cent/lb.

Chuyên gia nông nghiệp Abah Ofon của ngân hàng Standard Chartered Plc, trong cuộc phỏng vấn mới đây ở Singapore cũng cùng chung nhận định rằng, nếu Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu ròng, thị trường đường sẽ trở nên rất nóng.

Ngành thực phẩm Ấn Độ hiện sử dụng tới 70% lượng đường nhập khẩu, so với chỉ 50% cách đây 5 năm. Nhu cầu có thể đạt 23 triệu tấn trong năm nay và lên 30 triệu tấn vào năm 2020.

Theo Hiệp hội Mía đường Ấn Độ, giá đường nội địa đã giảm 8% trong năm nay và đang ở mức thấp thứ 2 thế giới, chỉ sau Braxin. Giá cũng thấp hơn so với chi phí sản xuất do chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất phải thu mua mía với giá cao từ nông dân. Tình hình thua lỗ có thể buộc các nhà máy đường cắt giảm công suất ép mía để giảm thiệt hại và vì thế cung đường sẽ ngày càng ít đi.

Theo Cafef



Báo cáo phân tích thị trường