Trung Quốc đã xác nhận hạn ngạch nhập khẩu đường ở mức thuế thấp trong năm 2012 sẽ giữ ở mức 1,945 triệu tấn, mức hạn ngạch áp dụng từ năm 2005; trong đó, 70% sẽ được phân phối quyền nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, nguồn dự trữ đường ngày càng cạn kiệt của Trung Quốc do nguồn cung nội địa không đủ để đáp ứng nhu cầu, có thể đẩy nước này tăng cường nhập khẩu.
Những nhà giao dịch tại Trung Quốc dự đoán chính phủ nước này có thể nới rộng hạn ngạch nhập khẩu ở mức thuế thấp để tăng mức thuế thu thêm 15%.
Chiến lược nhập khẩu
Chiến lược nhập khẩu ngô có thể sẽ lặp lại với mặt hàng đường. Trung Quốc đã mua khoảng 900 ngàn tấn ngô trong thời gian giá ngô trên thị trường Chicago giảm hồi đầu tháng 10, khiến thị trường đồn đoán rằng nước này sẽ nhập khẩu khi giá ngô xuống dưới 6 USD/giạ.
Tuy nhiên, với đậu tương, mặt hàng Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng đầu, hoạt động thu mua trên thị trường thế giới diễn ra thường xuyên hơn, với sự chuyển đổi nhịp nhàng giữa hai nhà cung cấp, từ Mỹ dịp cuối năm sau khi mùa thu hoạch kết thúc, sau đó chuyển sang nhập đậu tương Nam Mỹ từ tháng 3, khi luồng đậu tương đầu tiên từ khu vực này được tung ra thị trường.
Giá đường thô giao tháng 3 trên thị trường New York giảm 1,2%, xuống 26,26 cents/pounds trong phiên giao dịch ngày 20/10, đẩy mức sụt giảm đến cuối phiên tăng lên 3%.
Giá đường giao tháng 5 trên sàn giao dịch tại Trung Quốc cũng giảm 4,5%, xuống 1.021 USD/tấn.
Những đồn đoán về kho dự trữ của Trung Quốc
USDA ước tính Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu 2,2 triệu tấn đường trong năm 2011/12, cao hơn mức dự đoán trước đó của USDA ở mức 1,85 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn so với những ước tính từ nguồn khác.
ISO dự đoán Trung Quốc sẽ nhập khẩu 2,75 triệu tấn.
Tuy nhiên, USDA cho rằng Trung Quốc đã chuẩn bị để đẩy kho dự trữ xuống dưới 3 triệu tấn, tương đương mức tiêu dùng trong 2 tháng.
Giới giao dịch nhận định dự trữ cuối năm 2011/12 trong tháng 9/2012 ở mức 1,27 triệu tấn. ISO lại dự đoán lượng dự trữ trong thời điểm tương đương ở mức 2,17 triệu tấn.
Sản xuất đường của Trung Quốc đang suy giảm, một phần do thời tiết khô trong thời gian dài và nhiều khu vực trồng mía tại Trung Quốc ở miền núi thiếu hệ thống thủy lợi để dẫn nước lên; đồng thời, giá nhiên liệu, phân bón và nhân công cao cũng khiến nông dân nước này lưỡng lự đầu tư dài hạn.
Theo gappingworld