Tuy nhiên, sự sụt giảm sản lượng do lũ lụt gây ra tại Thái Lan vẫn chưa đủ để đảo ngược khuynh hướng giảm giá trên thị trường thế giới.
Khoảng 2 – 3% khu vực sản xuất đường tại Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, đã bị hủy hoại do lụt lội tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ qua. Ngoài ra, khoảng 4-5 cơn bão có thể tràn vào càng làm tăng nguy cơ thời tiết bất lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Trong khi đó, sản lượng đường năm ngoái tăng nhờ thời tiết thuận lợi, mưa nhiều hơn nhưng hỗ trợ tăng trưởng mía.
Tuy nhiên, Thái Lan vẫn tiếp tục kỳ vọng sản lượng đường sẽ tăng 700 ngàn tấn lên 10,8 triệu tấn, và chỉ những thiệt hại nghiêm trọng hơn nữa mới có thể làm giảm dự đoán kim ngạch xuất khẩu của nước này. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đường của Thái Lan năm 2011 sẽ tăng 300 ngàn tấn, lên 7 triệu tấn.
Nguồn cung bổ sung có thể đẩy tổng dự trữ đường của Thái Lan lên mức 1,1 triệu tấn.
Yếu tố chi phối thị trường
Nước thực sự có thể gây ảnh hưởng chi phối lên giá đường thế giới là Brazil, nhà sản xuất – xuất khẩu hàng đầu thế giới. Sản lượng đường của nước này dự đoán giảm, là động lực hỗ trợ giá mạnh cho thị trường, đặc biệt là đối với các hợp đồng giao hàng tương lai gần.
Tuy nhiên, sản lượng đường của Brazil cũng được dự đoán sẽ phục hồi trong năm 2012 và giá có thể sẽ giảm tiếp.
Những tín hiệu hiện tại cho thấy giá đường trong năm tới sẽ giảm do nguồn cung dồi dào. Cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, đây cũng là một áp lực làm giảm giá đường.
Theo gappingworld