Mặc dù thế trong mắt của những người không ưa Microsoft thì Vista hay Windows vẫn chỉ là một hệ điều hành bắt chước tính năng của rất nhiều sản phẩm tương tự khác. Các chuyên gia phân tích công nghệ thì cho rằng sự thống trị của Microsoft trong lĩnh vực phần mềm đang đi đến hồi kết trước sự xuất hiện của một thế lực phần mềm mới - phần mềm như là một dịch vụ trên Internet.
Và trong những ngày này người ta lại nhớ về cái ngày ra mắt của Windows 95. 11 năm 6 tháng trước đây Windows 95 "chào đời" đặt viên gạch đầu tiên giúp Microsoft xây dựng một vị trí đứng vô cùng vững trãi trong ngành công nghiệp PC toàn cầu. Liệu Vista có lặp lại điều đó?
Trở lại thời điểm tháng 8/1995, hàng ngàn người đã phải xếp hàng từ nửa đêm trước các cửa hàng máy tính để mua cho bằng được hệ điều hành Windows 95. Microsoft có lẽ sẽ không được chứng minh cái cảnh tượng này.
Nhưng nói thế không có nghĩa Vista "chẳng là cái quái gì". Vista có khác một chút là người dùng thay vì phải xếp hàng mua đĩa CD chứa hệ điều hành thì họ phải đi mua PC mới thì mới được dùng Vista. Lợi ích của nhà phát triển hệ điều hành đã gắn chặt với lợi ích của nhà sản xuất PC.
Và nói như thế không có nghĩa là Microsoft không có những chiến dịch quảng bá rầm rộ tại những cửa hàng máy tính. Microsoft có không những thế mà còn có những chiến dịch quảng bá rất lớn với điểm nhấn là sự thích thú của người dùng khi lần đầu tiên được "giáp mặt" với Vista.
Cho dù thế thì Vista sẽ chỉ có thể từng bước thay thế vị trí của Windows XP trên thị trường mà thôi. Windows XP đã "cắm rễ" khá sâu trên thị trường PC toàn cầu trong những năm qua rồi. Với phần lớn người dùng Windows XP là đã quá đủ với họ.
Tình thế này ngược lại hoàn toàn với tình thế của 11 năm 6 tháng về trước. Khi đó Windows 95 vượt trội Windows 3.1 về mọi mặt. Windows 95 có giao diện đồ hoạ dễ sử dụng hơn nhiều với phím START lần đầu tiên xuất hiện. Không những thế Windows 95 còn ra mắt vào đúng thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Web.
Vista cũng được thiết kế lại hoàn toàn hướng tới mục tiêu ổn định hơn và an toàn hơn. Đó là những yếu tố vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay nhưng nó chưa đủ để thuyết phục người dùng "hồi hởi" chờ đợi sự ra mắt của nó.
"Ra mắt một hệ điều hành mới không khác gì Microsoft "tự quay đầu lại cắn chính mình". Phiên bản Windows mới phải cạnh tranh và giành thị phần với chính người anh em ra trước nó," Matt Rosoff - một chuyên gia phân tích của chính Microsoft - cho biết.
Điều kiện ra mắt của Vista ngày nay cũng hoàn toàn khác biệt so với Windows 95 trước đây. Ngày đó Windows 95 có thể nói là trung tâm của mọi hoạt động trong gia đình. Còn ngày nay ngoài PC ra họ còn có rất nhiều hoạt động khác trên mạng Internet ảo. Rút cục lại Vista chỉ là một hệ điều hành nhưng nó sẽ vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" của Microsoft.
Doanh thu của Windows chiếm tới 80% tổng doanh thu của Microsoft. Một số hãng nghiên cứu đã dự báo Vista sẽ giúp Microsoft đạt được doanh thư 16,7 tỉ USD trong năm nay.
Nhưng đó cũng là một thách thức mới đối với Microsoft. Nếu giá bán sản phẩm của Microsoft vẫn tiếp tục cao như thế có thể hãng này sẽ sớm mất đi thế độc tôn của mình so với những phần mềm nguồn mở miễn phí hoặc có giá rẻ hơn rất nhiều. Một ví dụ rõ ràng nhất là sự xuất hiện của trình duyệt mã nguồn mở miễn phí Firefox trong năm 2004. Cạnh tranh trực tiếp với một sản phẩm cũng miễn phí khác của Microsoft nhưng Firefox đã giành được không ít chiến thắng.
Chính thế mà một số chuyên gia phân tích đã mạnh dạn dự báo Vista sẽ là hệ điều hành cuối cùng của Microsoft. Thay vào đó Microsoft sẽ vẫn dùng Vista nhưng đi theo một hướng phát triển mới - hướng phát triển "mô-đun hoá".
Hiện Microsoft đã bắt đầu thực hiện những động thái đầu đi theo xu hướng đó. Vì mục tiêu bảo mật nên có rất nhiều bộ phận của Vista vận hành hoàn toàn độc lập so với các bộ phận khác và có thể đổi chỗ cho nhau trong quá trình nâng cấp.
Thế giới đã đổi khác rất nhiều kể từ khi Windows 95 xuất hiện. Và có lẽ cũng vậy trước sự xuất hiện của Vista.