Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chiến lược xây dựng “người khổng lồ” để cạnh tranh với các tập đoàn phương Tây: Tại sao không?
02 | 10 | 2007
Bằng việc tổ chức lại mô hình kinh doanh, nắm bắt các cơ hội, vốn kiến thức về thị trường nội địa như trí thông tin, sức sáng tạo, thị trường vốn, thậm chí khai thác cả những hạn chế của đất nước mình để xây dựng chiến lược kinh doanh, đã mang lại những thành công không nhỏ cho doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin trên chặng đường vươn tới trở thành những tập đoàn tầm cỡ quốc tế.

Trong 20 năm qua, các làn sóng tự do hoá đã “cuốn trôi” khá nhiều những rào cản bảo hộ mà các nước đang phát triển sử dụng. Nhiều tập đoàn đa quốc gia của Nam Phi, Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đổ bộ vào các thị trường mới nổi, khiến một số các công ty trong nước mất thị phần thậm chí mất cả sản nghiệp. Tuy nhiên cũng không ít các bài học thất bại trước sự “trỗi dậy” của các công ty nội địa.

 

Tập đoàn Mahindra&Mahindra của Ấn Độ, Tập đoàn Haier của Trung Quốc là những tấm gương điển hình trong cuộc chiến kinh tế trước sự tấn công vũ bão của tập đoàn nước ngoài, bằng việc cơ cấu lại mô hình kinh doanh, nắm bắt cơ hội và đã trở thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới.

Vốn kiến thức về thị trường nội địa cũng góp phần không nhỏ cho những thành công của các tập đoàn này. Tập đoàn lương thực Jollibee của Philipin đã giành được phần thắng trước đối thủ cạnh tranh McDonald nhờ họ hiểu rõ sở thích ăn bánh kẹp thịt kèm một loại nước tương đặc biệt và có vị tỏi của người Philipin.

 

Hãng phần mềm của Ấn Độ thì khai thác sự hiểu biết của họ về những điểm mạnh của dân tộc, như trí thông tin, sức sáng tạo và sự phát triển thị trường vốn trong nước, để đưa ra những sản phẩm có mức chi phí hiệu quả, không những đáp ứng được người tiêu dùng trong nước và cả nước ngoài. Chính vì vậy, từ hơn một thập kỷ nay, các hãng này đã cung cấp những sản phẩm phần mềm cho thị trường nước ngoài, trước khi các công ty phương Tây quan tâm đến việc thuê những chuyên gia phần mềm của Ấn Độ.

 

Một số “người khổng lồ ” như Tập đoàn thống kê Trung Quốc lại khai thác những khoảng trống thể chế của chính đất nước mình để kinh doanh có lãi. Tập đoàn này cung cấp dịch vụ “hoa tiêu” cho các công ty nước ngoài trong điều kiện hệ thống giao thông của Trung Quốc còn rời rạc và các trở ngại về thể chế khi tham gia giao thông. 

 

Tháng 10/2006, giáo sư Tarun Khanna, Krishna G. Palepu của Trường Kinh doanh Harvard đã công bố kết quả 6 năm nghiên cứu của mình về “Xây dựng các tập đoàn tầm cỡ thế giới ở các nước đang phát triển”, phân tích 3 chiến lược kinh tế mà những tập đoàn quốc tế đã thực hiện từ những xuất phát điểm hạn chế về nguồn vốn và  những yếu kém về thể chế của thị trường nội địa.



Hoàng Ngân (Theo Harvardbusinessonline)
Báo cáo phân tích thị trường