Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc giải quyết vấn đề mất cân bằng, thiếu cộng tác và không bền vững trong thương mại quốc tế.
04 | 06 | 2013
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thương mại Trung Quốc, những nỗ lực và giải pháp đang được đưa ra để giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại của Trung Quốc. Các bộ, ban ngành như Ủy ban cải cách quốc gia, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại đã chung tay chuẩn bị kể hoạch để đẩy mạnh nhập khẩu khẩu và vì vậy đang có sự thay đổi trong cơ cấu tăng trưởng thương mại của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Thương Mại cho biết thủ tục nhập khẩu sẽ được sắp xếp hợp lý để đơn giản hóa, thúc đẩy phát triển. Tiêu chí quan trọng để chuyển đổi cơ cấu thương mại bao gồm điều chỉnh thuế quan, tăng cường hệ thống thông tin và nâng cao hiểu biết và cộng tác giữa hai mảng tư nhân và tổ chức chính phủ.

 

Thương mại quốc tế của Trung Quốc tăng mạnh trong 10 năm qua và nước trở thành nước thương mại lớn nhưng theo các chuyên gia thì chất lượng sản phẩm và hiệu quả của các ngành công nghiệp nước này vẫn có nhiều vấn đề.

 

Thương mại quốc tế mang lại nhiều đóng góp cho kinh tế Trung Quốc và sự phát triển của xã hội nhưng thương mại của nước này lại mất cân bằng, thiếu đi sự cộng tác và bền vững, chính vì vậy Bộ Thương mại nước này phải xây dựng kế hoạch đẩy mạnh nhập khẩu khẩu. Tăng nhập khẩu có tác dụng một mặt là làm cho cân bằng thương mại của nước này.

 

Tại Trung Quốc vai trò của thương mại quốc tế được đánh giá như là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của nước này, nó cải thiện công bằng xã hội và mở rộng tính ảnh hưởng của nước này trên tầm quốc tế.

 

Sự phát triển trong thương mại quốc tế của Trung Quốc hiện tại vẫn dựa trên lợi thế về nguồn nguyên liệu rẻ như năng lượng, lao động, và vấn đề này được đánh giá là không bền vững. Những kế hoạch của Bộ Thương mại sẽ được đưa ra để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới bằng cách thay đổi cơ cấu trong thương mại quốc tế.

 

Bộ thương mại Trung Quốc nhận thấy rằng tính cạnh tranh về các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các nước đang phát triển dần được cải thiện và các nhà xuất khẩu của các nước này có thể cạnh tranh hết sức khốc liệt với các nhà xuất khẩu của Trung Quốc.

 

Bộ thương mại nhấn mạnh rằng cạnh tranh quốc tế hiện nay ngày càng mạnh hơn và bảo hộ thương mại ngày càng tăng khiến cho môi trường thương mại quốc tế ngày càng trở nên phức tạp hơn.

 

Tính cạnh tranh cốt lõi của hàng hóa Trung Quốc không mạnh, chất lượng, phẩm cấp và giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu không cao, công suất hoạt động của mảng tư nhân R&D còn yếu và nhìn chung thiết kế dưới mức chuẩn quốc tế.

 

Bộ Thương mại Trung Quốc biết thêm, nếu chỉ cộng tác giữa các ngành và chính phủ thì vẫn chưa đủ; sự phát triển của thương mại quốc tế Trung Quốc phải được tái cấu trúc nếu thương mại tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và phát triển xã hội của nước này.

 

Chỉ số giá tiêu dùng leo thang

 

Theo cáo cáo hàng tháng của Cục thống kể Trung Quốc; trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cả tăng một lượng như nhau đối với cả khu vực thành thị và nông thôn. Giá lương thực tăng lên 4%, trong khi các mặt hàng khác tăng 1.6%. Giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên 2.2% và giá dịch vụ tăng lên 2.9%


Giá nhà sản xuất

Trong tháng 4/2013, chỉ số giá sản xuất (PPI) của các nhà sản xuất hàng hóa giảm 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0.6% so với tháng trước. Tương tự, chỉ số giá mua sắm cho nhà sản xuất hàng hóa giảm 2.7% so với năm ngoái và 0.6% so với tháng trước.


 



Bộ Môn CSCL (biên dịch)
Báo cáo phân tích thị trường