Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mạng lưới Lao động Châu Á - Thái Bình Dương thông qua tuyên bố gửi các nhà lãnh đạo APEC - 2006: Tạo công bằng xã hội thông qua việc làm
25 | 06 | 2007
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu công đoàn dự Hội nghị Mạng lưới lao động Châu Á - Thái Bình Dương. * Hội nghị cấp cao APEC-14 sẽ thông qua 5 văn kiện quan trọng.

rong 2 phiên họp kín ngày 18-19.11, hội nghị sẽ tập trung vào 2 chủ đề về đẩy mạnh thương mại, đầu tư và đảm bảo tính năng động, tăng trưởng và phát triển bền vững trong APEC.

Sáng 9.11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề tiến tới Hội nghị APEC-2006, Tổng LĐLĐVN và Liên hiệp Quốc tế các CĐ tự do (ICFTU) đã tổ chức Hội nghị Mạng lưới LĐ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 (APLN-12). Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Cù Thị Hậu tham gia chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có gần 40 đại biểu đến từ các trung tâm CĐ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế là thành viên của APEC và một số tổ chức CĐ quốc tế. APLN là hoạt động thường niên, nhằm trao đổi về hoạt động CĐ trong khu vực APEC.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận để kiến nghị lên các nhà lãnh đạo APEC những vấn đề liên quan đến người LĐ, như: Thúc đẩy việc làm bền vững; phát triển nguồn nhân lực; mạng lưới an sinh xã hội; phát triển kinh tế, tự do hoá thương mại dựa trên cơ sở tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người LĐ và tổ chức CĐ; thông qua các biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia của CĐ vào công việc của APEC, dưới hình thức một cơ chế tham vấn chính thức...

Hội nghị đã thông qua tuyên bố gửi các nhà lãnh đạo APEC-2006. Với tựa đề "Hướng tới sự công bằng xã hội thông qua việc làm bền vững và các quyền của người lao động", tuyên bố nhấn mạnh: "Các nhà lãnh đạo diễn đàn APEC sẽ gặp nhau tại Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC lần thứ 14 tổ chức tại Hà Nội, VN từ ngày 18-19.11.2006, với chủ đề "Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và phồn vinh".

Để có được sự phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế và đời sống cao hơn, đòi hỏi phải có sự tôn trọng đối với các quyền của người LĐ, cùng với việc đầu tư nhiều hơn vào các chính sách giáo dục và đào tạo. Các nhà lãnh đạo APEC phải thừa nhận rằng, APEC cần phải thay đổi cách tiếp cận thiên lệch, quá chú trọng vào làm ăn đối với dịch vụ toàn cầu hoá và phải đề ra những chính sách ưu tiên cao nhất để đạt được công bằng xã hội, thông qua việc tạo ra việc làm bền vững cho tất cả mọi người trên cơ sở tôn trọng đầy đủ các quyền lợi cơ bản của người LĐ.

APLN đề nghị các nhà lãnh đạo APEC sử dụng diễn đàn APEC để thúc đẩy việc làm bền vững, xây dựng những luật lệ hữu hiệu đối với nền kinh tế toàn cầu và tăng cường sự ổn định cho thị trường LĐ, với sự tham gia đầy đủ của tổ chức CĐ trong các nền kinh tế APEC.

APLN kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC:

1- Thông qua các biện pháp cụ thể để thúc đẩy sự tham gia của CĐ vào APEC và thông qua việc thành lập Diễn đàn lao động APEC;

2- Làm sâu sắc hơn nữa những phân tích và những ý tưởng được trình bày trong nghiên cứu năm 2006 về những bất cân đối về KTXH trong khu vực APEC theo như đề xuất của Hàn Quốc, nhằm tăng cường sự đáp ứng và giá trị của APEC đối với nhân dân trong khu vực;

3- Tăng cường Chương trình phát triển nguồn nhân lực (HRD) trong tiến trình APEC và tổ chức Hội nghị bộ trưởng HRD sắp tới, có sự tham vấn đầy đủ của các đối tác xã hội, chú trọng đến việc tạo việc làm năng suất và bền vững thông qua hướng dẫn việc làm APEC toàn diện;

4- Thúc đẩy các quyền cơ bản của người LĐ trong các hệ thống thương mại đa phương, song phương và khu vực cũng như trong APEC;

5- Xây dựng những hướng dẫn APEC để đảm bảo cho việc thực hiện thoả đáng các chính sách, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử về giới và các hình thức phân biệt đối xử khác;

6- Xây dựng một khuôn khổ APEC vì các quyền của LĐ di cư;

7- Phát động sáng kiến APEC để thúc đẩy một khung chính sách và pháp lý hiệu quả để quản lý các hoạt động kinh tế phi kết cấu;

8- Xây dựng một khuôn khổ APEC để khuyến khích đối thoại xã hội trong các Cty đa quốc gia và sửa đổi những nguyên tắc đầu tư không ràng buộc APEC;

9- Khởi động một sáng kiến APEC về các chính sách hữu hiệu để thúc đẩy việc làm, đầu tư và thương mại bền vững, thay vì thường xuyên cho phép phát triển các cơ sở SX vắt kiệt sức và bóc lột người LĐ trong một số khu chế xuất - nơi có rất nhiều LĐ nữ làm việc"...



(Nguồn: Lao động)
Báo cáo phân tích thị trường