Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Khi gạo Thái Hom Mali không còn thơm như xưa
08 | 11 | 2016
Trong khi chính phủ và ngành gạo Thái Lan đang đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân gây ra sự sụt giảm mạnh giá gạo, một nhà kinh tế học hàng đầu nước này cho rằng giá sụt dốc, đặc biệt là giá gạo thơm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Somporn Isvilanonda, một nhà kinh tế học cấp cao tại Knowledge Network Institute of Thailand cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng giảm mạnh giá lúa gạo, đặc biệt là giá gạo thơm, xuất phát cả từ nguyên nhân trong và ngoài nước. “Trong vài tháng qua, tình hình cung – cầu các chủng loại gạo thơm và gạo Hom Mali đã thay đổi, dẫn tới giá giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là giảm tiêu dùng gạo thơm tại các thị trường Mỹ, châu Á, châu Phi và Trung Đông. Các nền kinh tế này đều yếu đi, dẫn tới tăng nhu cầu đối với các loại ngũ cốc và gạo chất lượng thấp hơn, bao gồm gạo thơm Việt Nam hiện đang chào bán với mức giá rẻ hơn nhiều”.

Hàng năm, có khoảng 3,5 triệu tấn gạo thơm được giao dịch toàn cầu, chưa tính gạo basmati từ Ấn Độ và Pakistan. Trong đó, 60% gạo thơm đến từ Thái Lan, 37% đến từ Việt Nam và phần còn lại là từ Campuchia. Hiện giá gạo thơm Việt Nam chào bán ở mức khoảng 570 – 650 USD/tấn. Trong khi đó, giá trung bình gạo Thái Hom Mali là 1.008 USD/tấn trên thị trường xuất khẩu năm 2015. Cuối năm 2015, giá gạo Thái Hom Mali giảm xuống còn 980 USD/tấn, sau đó chạm mức 770 USD/tấn trong tháng 9/2016 và 725 USD/tấn đến cuối tháng 10.

Ông Somporn cho rằng có tình trạng đầu cơ giữa các nhà xay xát, thương nhân và các nhà xuất khẩu gạo, dẫn tới giá giảm mạnh. Các nhà xay xát tại các khu vực đồng bằng trung tâm và Đông Bắc là những người nắm giữ phần lớn các kho dự trữ gạo Hom Mali, trong khi các nhà xuất khẩu thương mua gạo khi họ cần đảm bảo cho các đơn hàng. Nắm giữ các kho dự trữ lớn đẩy các nhà xay xát vào tình trạng rủi ro cao do biến động giá hơn các nhà xuất khẩu. Với các điều kiện hiện tại, một số nhóm các nhà xay xát có thể đang phải chịu thua lỗ lớn từ tình trạng đầu cơ”.

Ông Somporn cũng cho rằng nhiều nhà xay xát thất bại trong việc xả kho gạo hiện tại đang chịu thua lỗ lớn nên không đủ khả năng thu mua lúa gạo vụ mới. Quan trọng hơn là các nhà xay xát không còn khả năng định giá bán do các nhà xuất khẩu thường là người định giá bán thông qua các trung gian môi giới.

Giá mua của các trung gian môi giới gạo đã giảm xuống chỉ còn khoảng 15 – 17 Baht/kg trong thagns 10, thấp hơn nhiều so với mức 24 – 25 Baht/kg hồi đầu năm nay. Do đó, các nhà xay xát, vốn là những người mua lúa chính từ nông dân, buộc phải giảm giá mua theo.

Về phía cung, vụ thu hoạch lúa gạo Hom Mali, đặc biệt là tại khu vực Đông Bắc, có độ ẩm lên tới 30% do lượng mưa lớn trong vụ thu hoạch, buộc phải các nhà sản xuất phải chuyển sang dùng máy gặt đập liên hợp thay vì lao động phổ thông. “Với độ ẩm cao cộng với những thay đổi mạnh trong hệ thống giao dịch lúa tại nông thôn gây ra bởi chương trình thế chấp gạo của chính phủ tiền nhiệm, gây ra sự sụp đổ của các thị trương trung tâm và các địa điểm sấy lúa để làm giảm độ ẩm, nông dân buộc phải phụ thuộc vào các nhà xay xát sau thu hoạch”. Độ ẩm cao cũng làm giảm chất lượng.

“Với độ ẩm tương đối cao, các nhà xay xát buộc phải dùng máy sấy để làm giảm độ ẩm. Quá trình sấy làm phân rã các thành phần làm nên mùi thơm của lúa Hom Mali, và các thành phần này bị phá hủy khi lúa được xát. Đó là lý do vì sao chính người Thái đang phàn nàn rằng gạo Hom Mali không còn thơm như xưa”.

Quan trọng hơn, ông Somporn cho rằng loại gạo Thái Hom Mali chất lượng hảo hạng đang ngày càng khan hiếm và các trung tâm giống thuộc sở hữu nhà nước hiện tại không cung cấp đủ nguồn cung giống chất lượng cao cho nông dân. Ngoài ra, các chủng loại lúa mà nông dân thu hoạch hoặc bán trên thị trường hiện phần lớn đều dưới chuẩn, ông Somporn nhận định.

“Tương lai của gạo Thái Hom Mali đang bị đè nặng bởi những yếu tố trên. Nếu thị trường xuất khẩu thiếu niềm tin vào chất lượng gạo thơm Thái Hom Mali thì rất khó để Thái Lan phục hồi lại mức giá trước đây. Chúng tôi lo ngại rằng những người trồng lúa Hom Mali không theo phương pháp hữu cơ tại khu vực Đông Bắc sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất do giá giảm. Sẽ rất khó để nông dân duy trì được sản xuất nếu giá giảm kéo dài”.

Bà Duangporn Rodphaya, người đứng đầu Cơ quan ngoại thương Thái Lan, giá giảm là do nguồn cung dồi dào, độ ẩm cao và tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Theo Bangkok Post



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường