Hai thể chế chính phủ chính cho biết trong một biên bản hợp tác, họ sẽ hỗ trợ vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực như bảo vệ thực vật và thú y, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện chất lượng đất. Trung Quốc đã sử dụng mô hình tài chính PPP để thúc đẩy các ngành khác khi tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chậm lại và chính phủ đặt mục tiêu dỡ bỏ các phương pháp cho vay ngoài bảng cân đối theo truyền thống của các chính quyền địa phương.
Tìm các cách tiếp cận khác để đưa vốn vào tăng trưởng kinh tế nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp sẽ giúp phát triển một trong những ngành sản xuất lớn nhất nước này, hiện vẫn phụ thuộc lớn vào luồng ngân sách nhà nước.
Thông báo trên đưa ra từ Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), cơ quan kế hoạch hóa công nghiệp và kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp, nhưng chưa đi vào chi tiết. Mục tiêu của PPP là thúc đẩy cải cách cơ cấu về phía cung trong ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững và khỏe mạnh.
Để thu hút các nhà đầu tư, chính phủ sẽ cần cung cấp hầu hết nguồn vốn cho các dự án và duy trì theo dõi sát sao trong quá trình triển khai, theo ông Ma Wenfeng, một nhà phân tích tại Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc.
Trong các PPP khác, một số chính quyền địa phương theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và đầu tư, đã mở rộng phạm vi của các dự án và làm giả các dự án thuần thương mại thành các dự án hợp tác công – tư, chính phủ Trung Quốc đưa ra lời cảnh báo hồi tuần trước.
“Với sự tham gia của nguồn vốn tư nhân, hiệu quả phát triển kinh tế sẽ cao hơn. Nhưng đến nay, chính phủ vẫn cần đóng góp phần lớn hơn trong các ngành chính này và cũng cần tăng cường giám sát trong quá trình triển khai các dự án”, ông Ma nhận định.
Thông báo về PPP đưa ra sau khi cơ quan thông tin chính thống từ nhà nước Trung Quốc là Xinhua đưa tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhóm họp vào ngày 19/12 để rà soát tiến độ phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn của nước này trong năm 2016 và đề ra kế hoạch cho năm 2017 và xa hơn.
Cuộc họp hàng năm được kỳ vọng sẽ tập trung vào cải cách cơ cấu phía cung, tìm ra cách thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực này. Các nhà làm chính sách đã đệ trình một kế hoạch cải tổ cấu trúc trong cuộc họp này 1 năm trước đây.
Sau nhiều năm sản xuất bội thu, Trung Quốc không còn vật lộn với tình trạng thiếu hụt thực phẩm, nhưng tại một số thị trường như đậu tương thì nước này vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Nông dân Trung Quốc không thể cạnh tranh với nguồn đậu tương nhập khẩu giá rẻ hơn và Trung Quốc chiếm phần lớn nhu cầu đậu tương để sản xuất dầu đậu tương và thức ăn chăn nuôi.
Theo Reuters