Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giới thiệu sơ lược hệ thống thể chế quản lý an toàn thực phẩm tại Trung Quốc
04 | 10 | 2017
Trung Quốc đang có những bước tiến mạnh mẽ trong hiện đại hóa khung thể chế quy định về an toàn thực phẩm.

Hệ thống thể chế và chính sách của Trung Quốc đang ngày càng tập trung hóa theo ngành dọc, tập trung vào sản phẩm. Các nhà làm chính sách Trung Quốc bận rộn ban hành nhiều quy định mới để hỗ trợ và triển khai Luật An toàn thực phẩm 2015, bao gồm hàng loạt các văn bản được Cơ quan giám sát, kiểm tra và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ) ban hành, như Các quy định đăng ký cho ngũ cốc và hạt có dầu (Nghị định AQSIQ 177), và cho thủy sản (Nghị định AQSIQ 183). Tương tự, cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Trung Quốc (CFDA) đã ban hành quy định đăng ký cho các công ty thực phẩm cho trẻ sơ sinh (Nghị định CFDA 26), thực phẩm bồi bổ (Nghị định CFDA 22), thực phẩm cho các mục đích y tế đặc biệt (Nghị định CFDA 24), và các quy định mới cho giao dịch thực phẩm trực tuyến. Đồng thời, Trung Quốc cũng áp các hình phạt nặng nề hơn đối với các trường hợp vi phạm.

Dưới đây là thông tin sơ lược về hệ thống thể chế quản lý an toàn thực phẩm tại Trung Quốc, bao gồm các cơ quan và trách nhiếm chính của các cơ quan này trong quản lý ATTP.

  • Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (CFDA)

CFDA là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý an toàn thực phẩm tại Trung Quốc, bao gồm:

  • Tổ chức soạn thảo luật/quy định/chính sách/kế hoạch về giám sát thực phẩm thuốc, các thiết bị y tế và mỹ phẩm;
  • Thu hồi và xử lý các sản phẩm có vấn đề;
  • Ngăn chặn các rủi ro thực phẩm và thuốc gây ra bởi lỗi hệ thống;
  • Triển khai thanh tra thực phẩm và điều tra các vi phạm nghiêm trọng của Luật An toàn thực phẩm;
  • Thành lập một hệ thống thông tin an toàn thực phẩm công duy nhất, công bố các thông tin liên quan đến các vấn đề an toàn thực phẩm lớn;
  • Phản hồi/điều tra các vi phạm an toàn thực phẩm và thuốc; CFDA đảm bảo các kết quả điều tra sẽ được xử lý và/hoặc trừng phạt;
  • Hướng dẫn các nhà chức trách địa phương giám sát/triển khai an toàn thực phẩm và thuốc;
  • Đóng vai trò điều phối khi các bộ liên quan với vấn đề an toàn thực phẩm;
  • Xử lý các yêu cầu đăng ký và thanh tra mới cho các công thức thực phẩm cho trẻ so sinh, thực phẩm bổ dưỡng, và các thực phẩm dành cho các mục đích trị bệnh đặc biệt.

Văn phòng Ủy ban An toàn thực phẩm (FSCO) thuộc CFDA đóng vai trò điều phối khi một số bộ liên quan tới các vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, FSCO không có quyền xử lý.

  • Bộ Nông nghiệp (MOA)

MOA giám sát và quy định chất lượng và an toàn của các sản phẩm nông sản dùng làm thực phẩm trong chuỗi giá trị trước khi thực phẩm bước vào thị trường bán buôn, bán lẻ hoặc chế biến. MOA quản lý chất lượng và sử dụng các loại thuốc BVTV, TACN, phụ gia TACN và các đầu vào nông nghiệp khác (như thuốc diệt cỏ và phân bón). MOA giám sát và quy định chất lượng và an toàn của giết mổ gia súc và thu mua sữa nguyên liệu. MOA là cơ quan ra chính sách về công nghệ sinh học nông nghiệp tại Trung Quốc.

  • Ủy ban Sức khỏe Quốc gia và Kế hoạch hóa Gia đình (NHFPC)

NHFPC chịu trách nhẹm cho triển khai các đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm và phát triển các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hoạt động của NHFPC bao gồm đặt ra các tiêu chuẩn cơ bản cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, cac syêu cầu an toàn trong sản xuất/chế biến thực phẩm, và kiểm tra các quy định và các phương pháp cho các chất gây ô nhiễm, chất độc và chất gây bệnh. NHFPC cũng tiến hành các hoạt động giám sát rủi ro thực phẩm và chịu trách nhiệm thông báo cho CFDA bất cứ rủi ro nào phát hiện được.

  • Tổng cục Kiểm dịch, Kiểm tra và Giám sát Chất lượng (AQSIQ)

AQSIQ giám sát và quy định hoạt động sản xuất các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, như các vật liệu đóng gói thực phẩm, containers chứa hàng và các trang thiết bị, công cụ chế biến thực phẩm. Cơ quan này cũng theo dõi an toàn à chất lượng thực phẩm nhập khẩu và xuất khẩu. AQSIQ thu thập và phân tích thông tin về an toàn thực phẩm nhập khẩu và xuất khẩu. Khi phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm hoặc bùng phát dịch ở nước ngoài có thể tác động tới htij trường nội địa Trung Quốc và phát hiện các vấn đề an toàn thực phẩm nghiêm trọng trong thực phẩm nhập khẩu, AQSIQ phải ngay lập tức đưa ra cảnh báo rủi ro sớm và triển khai các biện pháp kiểm soát. AQSIQ cũng là cơ quan soạn thảo và thông báo các quy định nhập khẩu (dưới dạng các nghị định). Cơ quan Xác nhận thuộc AQSIQ hiện cũng có trách nhiệm triển khai các yêu cầu đăng ký mới đối với các hàng hóa nhất định như ngũ cốc và hạt có dầu, thủy sản tươi sống. Ở cấp địa phương, AQSIQ tiến hành giám sát và kiểm định các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu và xuất khẩu thông qua các thể chế Cơ quan Kiểm định Trung Quốc (CIQs). Đáng chú ý là tính thống nhất trong quy trình kiểm tra, kết quả, và hướng dẫn không công bố ở cấp địa phương khác biệt rất lớn giữa các cơ quan CIQs.

  • Cơ quan Chứng nhận và Công nhận Quốc gia Trung Quốc (CNCA)

CNCA là thể chế trực thuộc AQSIQ, có trách nhiệm hành chính trong quản lý, giám sát và điều phối các hoạt động chứng nhận và công nhận trên toàn quốc. CNCA cũng chịu trách nhiệm đăng ký các cơ sở sản xuất thực phẩm ở nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc (Nghị định 145), và các hoạt động hành chính cho hệ thống chứng nhận sản phẩm bắt buộc.

  • Bộ Thương mại (MOFCOM)

MOFCOM phát triển các kế hoạch và chính sách cho các hoạt động dịch vụ ẩm thực và phân phối các sản phẩm có cồn. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm đứng đầu các vấn đề liên quan đến WTO.

  • Bộ An ninh Công cộng

Bộ An ninh Công cộng có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn điều tra các vụ vi phạm thực phẩm và thuốc. Luật An toàn thực phẩm 2015 mở rộng phạm vi vi phạm thuốc và thực phẩm được coi là phạm tội.

Theo USDA (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường