Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chi phí cao đẩy New Hope ra khỏi ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc
05 | 12 | 2017
Tập đoàn nông nghiệp lớn của Trung Quốc đang cân nhắc lại các kế hoạch chiếm thị phần trong ngành lợn khi phải giảm số lượng lợn chăn nuôi trong năm 2018. Có trụ sở hoạt động tại khu vực Tây Nam Trung Quốc, New Hope dự định cắt giảm quy mô đàn lợn nuôi từ 5 triệu xuống còn 3,5 triệu trong năm 2018 do chi phí lợn giống cao. New Hope cho rằng công ty có thể giảm chi phí chăn nuôi trung bình 11 – 12 NDT/kg/con nhờ sử dụng lợn giống do chính công ty tự cung cấp.

Theo phát biểu của chủ tịch New Hope Liu Chang trong một cuộc phỏng vấn gần đây, giá lợn giống không giảm xuống mức giá hồi năm 2016 và không nằm trong mục tiêu quản lý chi phí của công ty. Tuy vậy, New Hope đặt mục tiêu giết mổ 18 triệu con lợn vào năm 2021 – gần gấp đôi quy mô giết mổ hiện tại – với chiến lược thu hút nông dân chăn nuôi lợn ký kết hợp đồng với công ty. New Hope dự kiến trong tổng quy mô giết mổ trên sẽ có 25% nguồn lợn tự nuôi và phần còn lại thu mua từ nông dân. Công ty đã đạt nhiều thỏa thuận với các chính quyền địa phương để xây dựng các chương trình chăn nuôi và các thỏa thuận hợp đồng với nông dân để giảm nghèo tại nông thôn.

Là nhà sản xuất TACN hàng đầu của Trung Quốc tính về sản lượng, New Hope đang nỗ lực cải thiện doanh thu và lợi nhuận biên bằng cách mở rộng sang hoạt động chăn nuôi – chế biến thịt lợn và thịt gà. Mục tiêu của công ty là cạnh tranh với Guangdong Wen, nhà sản xuất lợn hàng đầu Trung Quốc, đồng thời cũng là một nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi. Lợi nhuận biên sản xuất TACN tại Trung Quốc hiện ở mức thấp, chỉ từ 0,3 – 0,5 NDT/kg. Lơị nhuận ròng trên mỗi con lợn có thể đạt trung bình 100 NDT và lợi nhuận ròng đối với giết mổ lợn là 14 NDT/kg.

New Hope cho rằng khả năng tập trung hóa ngành thịt lợn Trung Quốc vẫn cao. “Cạnh tranh hiện không chỉ giữa các công ty lớn mà còn giữa các công ty lớn và các công ty (chăn nuôi, chế biến) nhỏ”. Lãnh đạo của New Hope chỉ ra 36% thị phần tại Mỹ nằm trong tay 6 công ty lớn, “nên tiềm năng tập trung hóa ngành thịt lợn Trung Quốc vẫn còn rất lớn”. Chu kỳ sản xuất kinh doanh thịt lợn của Trung Quốc hiện là từ 3 – 5 năm (giữa mỗi đợt giảm giá thịt lợn), “nhưng các công ty lớn có thể có chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài hơn”.

Về nhu cầu đối với thịt lợn, tiêu dùng thịt lợn tại Trung Quốc vẫn “rất ổn định”, theo chủ tịch của New Hope, đồng thời nhận định một sự bất hợp lý về mặt địa lý giữa sản xuất chăn nuôi lợn và các trung tâm giết mổ thịt lớn. Các nhà máy của New Hope tại Bắc Kinh và Hồ Bắc cách xa đáng kể các khu vực chăn nuôi, một phần do chính phủ thắt chặt các quy định về môi trường đối với hoạt động chăn nuôi lợn. Sự thiếu hụt tương đối nguồn đất đai là nguyên nhân chính khiến cho chăn nuôi lợn và sản xuất TACN tại Trung Quốc có chi phí cao hơn các nước có nguồn cung đất và nước dồi dào hơn.

Theo Global Meat News (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường