Giá trị sản xuất lúa gạo hàng năm tại Philippines ước đạt 6 tỷ USD. Philippines hiện vẫn đang phải nhập khẩu gạo từ các nước ASEAN khác với mức thuế ở mức 35%. “ Theo dự báo, thay đổi chính về mức phúc lợi của người tiêu dùng và người sản xuất phụ thuộc vào thực trạng thương mại của nước đó. Các nhà sản xuất của các nước xuất khẩu và những người tiêu dùng của những nước nhập khẩu hưởng lợi từ giảm thuế và tăng hội nhập. Ngược lại, người tiêu dùng các nước xuất khẩu và người sản xuất các nước nhập khẩu bị giảm phúc lợi”.
Theo cơ chế thương mại phi thuế, các nước thành viên ASEAN sẽ xóa bỏ các quy định thuế. Theo cơ chế hội nhập toàn diện, các nước thành viên ASEAN vừa xóa bỏ các quy định thuế lẫn các biện pháp phi thuế. Theo kịch bản thứ hai, sự khác biệt giữa giá nội địa và giá quốc tế trong khu vực này sẽ bị xóa bỏ.
Thiệt hại sản xuất gây ra bởi luồng gạo nhập khẩu giá rẻ hơn từ các nước thành viên ASEAN tràn ngập vào thị trường Philippines. OECD dự báo nhập khẩu gạo của Philippines, vốn chiếm 40% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn khu vực, sẽ đạt 2,251 triệu tấn đến năm 2025. Trong đó, 94,62%, tương đương 2,13 triệu tấn, sẽ đến từ các nước thành viên ASEAN.
Theo cơ chế nhập khẩu phi thuế, nhập khẩu gạo của Philippines sẽ tăng thêm 1,2 triệu tấn. Theo kịch bản hội nhập toàn diện, nước này sẽ nhập khẩu thêm 2,6 triệu tấn gạo. “Bất cứ động thái hạ rào cản thương mại nào của nước nhập khẩu sẽ không thể tránh khỏi tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm của nước đó giảm xuống. Tỷ lệ tự cung tự cấp thực phẩm này có thể giảm khoảng 10% với kịch bản hội nhập toàn diện tại Indonesi và Philippines. Tuy nhiên, phần lớn lượng gạo tiêu thụ tại hai nước này vẫn sẽ đến từ nguồn sản xuất nội bộ – cho thấy ngành gạo nội địa vẫn duy trì các hoạt động cải cách”.
Nghiên cứu của OECD kết luận rằng tăng nhập khẩu gạo sẽ làm giảm tỷ lệ tự cung tự cấp gạo của nước này xuống 80% theo cơ chế nhập khẩu phi thuế và xuống 73% theo cơ chế hội nhập toàn diện. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng Philippines sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu tự cung tự cấp gạo.
Năm 2016, OECD ước tính rằng sản xuất gạo tại Campuchia đến năm 2025 sẽ đạt 13,67 triệu tấn với tổng tiêu dùng gạo nội địa là 15,872 triệu tấn. Tuy nhiên, theo cơ chế nhập khẩu phi thuế, sản xuất gạo của Philippines sẽ bị cắt giảm 441.500 tấn, tương đương khoảng 3%; trong khi tiêu dùng được dự báo tăng 678.200 tấn, tương đương 4%.
Theo cơ chế hội nhập thị trường toàn diện, sản xuất gạo Philippines có thể giảm gần 1 triệu tấn, trong khi tiêu dùng được dự báo tăng 1,577 triệu tấn; tức sản xuất sẽ giảm khoảng 7% và tiêu dùng sẽ tăng khoảng 10%.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh, theo hai kịch bản này, giá gạo của nhà sản xuất tại Philippines sẽ giảm mạnh, là hệ quả của sản xuất nội địa giảm và luồng gạo nhập khẩu giá rẻ tăng.
“Theo kịch bản cơ sở, giá nội địa cao hơn 50% so với giá gạo tại biên giới Malaysia, cho thấy phần nào mức độ bảo hộ do thuế, và còn cao hơn nhiều trong trường hợp Philippines (hơn 100%) và Indonesia (gần 100%). Do vậy, cúc hích lớn cho thương mại khu vực sẽ đến từ tăng cường hội nhập giá hơn là chỉ cải cách chính sách thuế. Việc xóa bỏ mức bảo hộ giá nội địa trên toàn khu vực sẽ tạo nên hiệu ứng giá rất lớn. Theo kịch bản cực đoan hơn – tự do hóa nội khối toàn diện, giá nhà sản xuất tại các nước nhập khẩu – Indonesia, Philippines và Malaysia – sẽ giảm lần lượt 39,3%, 45% và 26,2% so với giá cơ sở”.
Tuy nhiên, theo cả hai kịch bản, nghiên cưu của OECD đều chỉ ra rằng phúc lợi chung của Philippines chuyển biến tích cực khi tiêu dùng gạo tăng sẽ vượt mức thiệt hại mà nông dân Philippines phải gánh chịu.
Nghiên cứu của OECD ước tính theo kịch bản nhập khẩu phi thuế, tiêu dùng gạo tại Philippines đến năm 2025 sẽ đạt 2,51 tỷ USD và theo kịch bản hội nhập toàn diện thì con số này lên tới 5,01 tỷ USD. Do đó, tổng thay đổi phúc lợi trong cả hai kịch bản đều tích cực, lần lượt đạt 80,4 triệu USD và 697 triệu USD.
Các nước thành viên ASEAN đang tìm cách tọa nên một thị trường khu vực chung, hội nhập toàn diện đến năm 2025, bao gồm cải thiện an ninh lương thực là một trong những mục tiêu cơ bản.
Theo Business Mirror (gappingworld.com)