Người tiêu dùng Trung Quốc không tin tưởng các sản phẩm nội địa
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh, rượu whisky Scotch và dầu olive được đưa vào nghiên cứu do sự khác biệt trong tiêu dùng, khách hàng mục tiêu và khả năng bị nghi ngờ gian lận tại Trung Quốc. Nghiên cứu trưởng Lynn Frewer, giáo sư về thực phẩm và xã hội tại Đại học Newcastle phát biểu: “Chúng tôi phát hiện ra rằng bất chấp những cải cách đáng kể về quy định hệ thống thực phẩm, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn không tin tưởng các sản phẩm nội địa và coi các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn và an toàn hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng người tiêu dùng Trung Quốc đã chuẩn bị tâm lý để trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm xịn, đáng tin cậy, đồng thời những nỗ lực thường xuyên, tính chân thực và các đảm bảo an toàn để gia tăng giá trị ròng cho sản phẩm”.
Người tiêu dùng Trung Quốc cho rằng làm giả thực phẩm là một rủi ro lớn cho an toàn thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy truyền thông có mục tiêu về các cách đảm bảo tính xác thực bao gồm hệ thống các quy định; thực thi; kiểm tra sản phẩm và các động thái can thiệp của các nhà chức trách ngành có thể cải thiện niềm tin người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng nội địa và giảm nỗ lo ngại về các rủi ro an toàn thực phẩm gắn với gian lận hàng hóa.
Đánh giá cao chuỗi cung ứng EU
Các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để hiểu những nỗi lo lắng của người tiêu dùng Trung Quốc về gian lận thực phẩm và đánh giá các thái độ của người tiêu dùng đối với thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu. Nghiên cứu định lượng (7 nhóm) tại Bắc Kinh, Quảng Châu và Thành Đô để khám phá những nỗi lo ngại của người tiêu dùng Trung Quốc liên quan đến gian lận thực phẩm. Tất cả những người tham gia đều là những thành viên chính hoặc có quyền quyết định về mua thực phẩm cho hộ gia đình và có độ tuổi từ 18 – 45. Vấn đề thiếu niềm tin được tách khỏi chuỗi cung ứng nội địa. Chuỗi cung ứng châu Âu được cho là có tính chân thực, chất lượng và đảm bảo an toàn tốt hơn.
Từ nhận thức về thực phẩm châu Âu, điều quan trọng cần nhấn mạnh là nguồn gốc xuất xứ được so sánh với các hàng hóa tương tự sản xuất nội địa, các nhà nghiên cứu cho biết. “Các nhà sản xuất, xuất khẩu và các nhà làm chính sách ngành thực phẩm được khuyến khích nhận ra sự khác biệt về nguồn gốc xuất xứ trong nhận thức về rủi ro và sự khác biệt về tầm quan trọng của tính xác thực đối với người tiêu dùng khi xác định tính chân thực của thực phẩm”.
Các phương pháp truyền thống với hiện đại
Các chỉ số truyền thống như nguồn gốc xuất xứ, giá cả, thương hiệu, các biện pháp kiểm soát chất lượng như các tem nhãn xác nhận tính chân thực và thực phẩm an toàn.
Những người tham gia khảo sát bày tỏ sự ngờ vực liên quan đến tính xác thực của các công cụ mà các nhà sản xuất bổ sung để cung cấp thông tin cho khách hàng, như các chứng nhận và mã QR, được coi là dễ giả mạo và người tiêu dùng cần có thêm kiến thức để “giải mã”.
Theo Food Navigator (gappingworld.com)