“Những người tiêu dùng hiện đại có thái độ vừa yêu vừa ghét các sản phẩm cá và thủy sản nói chung. Các sản phẩm thủy sản gắn với một lối sống hiện đại và coi trọng sức khỏe nhưng đồng thời người tiêu dùng nghĩ về cá và thủy rn nói chung là một nguồn protein khan hiếm hơn cả”, theo nhà phát triển các giải pháp đóng gói quốc tế Bemis Company nhận định trong sách trắng của tổ chức này “Vượt qua nỗi sợ của người tiêu dùng thông qua đóng gói”.
Về thủy sản, người tiêu dùng luôn bối rối và có ác cảm với mùi và cách sơ chế các sản phẩm thủy sản trước khi chế biến, theo ấn phẩm trên nhận định. Tuy nhiên, phần lớn những khía cạnh khiến người tiêu dùng “khóc thét” và tránh xa hỏi quầy thủy sản có thể được giải quyết thông qua cách đóng gói khéo léo để tôn vinh các giá trị protein của sản phẩm này, theo Lee Coffey, giám đốc sản phẩm cho Bemis North America. “Người tiêu dùng hiện đại đang tìm kiếm các sản phẩm đóng gói dễ sử dụng (dễ đóng/mở, có thể đóng kín lại được, chia phần và gói riêng rẽ), hiệu quả (chống rỉ nước, dễ thao tác), giàu thông tin (thông tin dinh dưỡng, hướng dẫn chế biến), và bền vững (có thể tái chế, tái sử dụng, kéo dài thời hạn sử dụng/giảm rác thải). Các công ty kết hợp thành công tất cả các đặc điểm này cùng với đóng gói bắt mắt, độc đáo sẽ tiếp tục chiến thắng trong môi trường bán lẻ cạnh tranh cao”, theo ông Coffey cho biết. “Do người tiêu dùng đang tìm cách áp dụng các thói quen ăn uống lành mạnh hơn, ngành thủy sản đang có cơ hội lớn trong cung cấp các sản phẩm và đóng gói giúp việc sơ chế thủy sản trở nên đơn giản hơn, trong khi khuyến khích khách hàng tăng tiêu dùng thủy sản để hấp thụ các lợi ích sức khỏe từ các sản phẩm này”.
Sự phát triển hiện đại trong ngành đóng gói thủy sản đang trở nên ngày càng phức tạp và phù hợp hơn với các xu hướng xã hội do người tiêu dùng khởi xướng, cũng như khu vực bán lẻ và những người mua trong ngành dịch vụ ẩm thực. Nhưng để hiểu điều gì đang diễn ra trong lĩnh vực sáng tạo đóng gói thủy sản, cả bên người tiêu dùng và phân phối, điều quan trọng là nhìn lại các phân khúc cốt lõi của ngành bao bì thủy sản.
Đóng gói cho tương lai
Đã có rất nhiều sự thay đổi trong đóng gói thủy sản 50 năm qua. Chủ tịch tập đoàn Packaging Products Corporation (PPC) Ted Heidenreich hiểu rất rõ sự thay đổi này. Trở lại năm 1961, khi cha của ông Heidenreich sáng lập doanh nghiệp gia đình có trụ sở tại New Bedford, Massachusetts, thủy sản tươi dễ hỏng thường được vận chuyển trong các thùng gỗ hoặc thùng tráng sáp, các nhà phân phối và các tác nhân khác trong ngành thủy sản có vai trò ảnh hưởng lớn trong sự chuyển dịch mạnh mẽ của sự phát triển ngành đóng gói những năm gần đây. Giờ đây, đóng gói thủy sản được điều chỉnh cho phù hợp với người tiêu dùng, bán lẻ hiện đại và các ưu tiên của ngành để bảo tồn môi trường, theo ông Heidenreich. “Tính bền vững của ngành thủy sản là một xu hướng tốt và mạnh mẽ, thúc đẩy nguồn cung thủy sản bền vững cho nhiều thế hệ tương lai”, ông nói. “Ý tưởng tương tự cũng đang tập trung vào tính bền vững của đóng gói và bao vì sử dụng để bảo vệ và vận chuyển thủy sản. Các khách hàng của chúng tôi đang thúc đẩy thủy sản bền vững và họ cũng muốn bao bì thủy sản là một giải pháp thân thiện môi trường. Bao bì có thể tái chế không còn chỉ là một xu hướng mà là một yếu tố chính, nơi cá sáng tạo đổi mới đang liên tục phát triển trên khắp các sản phẩm thủy sản”.
Lo ngại về các yếu tố bền vững ở tất cả các khâu của chuỗi cung ứng dự báo sẽ ngày càng tăng, theo nhà sản xuất bao bì Bemis. “Đây là một ngành kinh doanh phức tạp để cân bằng giữa dễ sử dụng và dễ tiếp cận với các mối quan tâm về môi trường, an toàn thực phẩm và quan trọng là mức độ hấp dẫn của sản phẩm khi được trưng bày trên kệ. Tính phức tạp thậm chí vẫn liên tục tăng lên do cả nhu cầu về thực phẩm tươi lẫn những lo ngại vè môi trường ngày một mạnh mẽ hơn”, công ty cho biết trong sách trắng.
Điều gì diễn ra sắp tới?
Các bao bì trực tiếp tới người tiêu dùng cũng như bao bì cho ngành bán lẻ và dịch vụ ẩm thực về thủy sản đang không chỉ trưng ra chất lượng lẫn tính bền vững của sản phẩm mà còn phải đại diện cho thương hiệu. Trong tương lai, tập trung vào bao bì thương hiệu ở mọi khâu trong chuỗi cung ứng sẽ là chìa khóa và ngay cả ở khâu phân phối, theo bà Gretta H.McGrath, giám đốc marketing của PPC cho hay.
“Ngày nay, khách hàng của chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu để đứng vững trên một thị trường rộng lớn và hỗn loạn”, bà McGrath, đại diện cho thế hệ thứ ba của nhà Heidenreichs tại PPC cho hay. “Thủy sản là mặt hàng đắt đỏ và cạnh tranh khốc liệt nên sử dụng các hình ảnh cao cấp để thúc đẩy thương hiệu và truyền tải thông điệp là vấn đề rất quan trọng. Khi bạn nhìn thấy các cầu cảng vận chuyển của các nhà phân phối thủy sản lớn nhất, hoặc đi dọc gian hàng của một nhà cung cấp bán buôn như Restaurant Depot, bạn sẽ thấy tầm quant rọng của sử dụng thiết kế thông minh để truyền tải thương hiệu rõ ràng và kết nối với người xem”, theo bà McGrath.
Và đối với những gì người tiêu dùng muốn nhìn thấy về sự phát triển của bao bì thủy sản, Bemis’ Coffey nhấn mạnh các xu hướng về sự tiện lợi, sự minh bạch và độ tươi ngon. “Người tiêu dùng đang yêu cầu các bữa ăn dễ chuẩn bị, tiện lợi, tốt cho sức khỏe và ngon lành hơn. Kết quả là chúng tôi nhận thấy ngày càng nhiều các sản phẩm được cắt sẵn từng phần theo từng kích cỡ, được tẩm gia vị/nước muối và kết hợp với nhiều nguyên liệu, thành phần và đồ ăn kèm trong một bao bì chung”, ông Coffey cho biết. Các bao vì có thể sử dụng trong lò vi sóng thu hút hơn cũng nhờ các đặc tính trên, Coffey và Bemis đồng thuận.
Mong muốn của một người tiêu dùng điển hình về tính minh bạch, đặc biệt liên quan đến thủy sản tươi, đang tăng ổn định. Các bao bì đóng gói chân không, trong suốt “giúp người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy và chạm vào sản phẩm” đang thu hút rất nhiều sự thu hút, ông Coffey cho biết, do cách đóng gói này “mang lại hình thức địa phương hơn, thủ công hơn và nghệ thuật hơn” cho sản phẩm. Cách đóng gói quan tâm tới các yếu tố này, như đóng gói trong suốt chân không 10K OTR của Bemis rất phổ biến trong số các nhà bán lẻ đến người tiêu dùng, ông Coffey cho hay, “Do sản phẩm có thể được chuẩn bị và đóng gói tại một nhà chế biến tập trung, loại bỏ việc sơ chế trong cửa hàng, tránh rủi ro nhiễm khuẩn chéo và mức độ hụt cân cao”.
Nhìn vào các sáng tạo đóng gói đã mang lại thành công cho kẹo và tã trẻ em, ông Coffey cho rằng các giải pháp này có thể sớm áp dụng cho thủy sản. “Cách đóng gói dễ đóng kín trở lại EZ Peel Reseal đang trở nên phổ biến ở các thị trường khác, như tã trẻ em, kẹo, các loại thịt cao cấp và nhiều sản phẩm khác, có thể là một phương án để đóng gói thủy sản”.
Theo Seafood Source