Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giải pháp góp phần giúp nhà nông tái canh cà phê hiệu quả
02 | 04 | 2019
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt giúp nông dân tái canh cà phê thành công.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên ngành cà phê Việt đang đối mặt với thách thức lớn là làm thế nào tái canh thành công trong bối cảnh diện tích đất tái canh chiếm đến 20% tổng diện tích đất trồng. Với độ tuổi trung bình 25-30 năm, cây cà phê Việt đang bước vào giai đoạn lão hóa, có khả năng làm giảm 30-40% năng suất toàn ngành. Đây không chỉ là thách thức đối với nông dân mà còn liên quan đến việc phát triển bền vững của ngành cà phê Việt.

Tại hội thảo "Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới" do Bayer phối hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) tổ chức, Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI trình bày kết quả khảo nghiệm giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật qua hệ thống tưới (Drip Protection) với kết quả khả quan. 

Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI trình bày kết quả khảo nghiệm giải pháp Drip Protection.

Tiến sĩ Phạm Công Trí, đại diện WASI trình bày kết quả khảo nghiệm giải pháp Drip Protection.

Theo ông Trí, với giải pháp "Drip Protection", hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp với sản phẩm Velum (giải pháp kiểm soát tuyến trùng hại rễ cây) và các sản phẩm khác sẽ giúp giải quyết thách thức lớn của việc tái canh cà phê. Hệ thống tưới nhỏ giọt cho phép nước và các sản phẩm bảo vệ cây trồng phân phối đều trên khắp các cánh đồng và chuyển trực tiếp đến rễ cây trồng. 

Đối với nông dân, giải pháp mang lại lợi nhuận tốt hơn như giảm chi phí cũng như giúp quản lý rủi ro cho nhà nông. Đối với doanh nghiệp cung cấp hệ thống tưới nhỏ giọt, giải pháp này thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao giá trị giải pháp mà doanh nghiệp mang đến cho nông dân thông qua việc chia sẻ kiến thức. 

Giải pháp còn mang lại hiệu quả sử dụng nước thông qua việc nâng cao biện pháp canh tác, hạn chế tác động đến các sinh vật không phải mục tiêu, giúp hạn chế sự thất thoát thuốc.

Ông Nguyễn An Khê, Chuyên viên Nông học vùng Tây Nguyên, công ty Khang Thịnh chia sẻ về hệ thống tưới nhỏ giọt.

Ông Nguyễn An Khê, chuyên viên nông học vùng Tây Nguyên, công ty Khang Thịnh chia sẻ về hệ thống tưới nhỏ giọt.

Tại Việt Nam, thử nghiệm "Drip Protection" tái canh cà phê do WASI thực hiện là dự án chung kết hợp bởi nhiều đối tác. Trong đó, Bayer cung cấp bộ giải pháp Much More Coffee và sản phẩm Velum, WASI là đơn vị trực tiếp khảo nghiệm trên hệ thống tưới nhỏ giọt của Netafim mà Khang Thịnh là nhà phân phối tại Việt Nam.

Kết quả cho thấy 100% cây cà phê tái canh thành công và tiết kiệm đáng kể thời gian tái canh. Chỉ cần khoảng hai năm tái canh là có thể thu hoạch vụ đầu tiên so với thời gian bốn năm trồng theo tập quán cũ.

Hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn cà phê của nông dân Trần Văn Nhiên - Quảng Hiệp, Cư MGar, Đắk Lắk.

Hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn cà phê của nông dân Trần Văn Nhiên - Quảng Hiệp, Cư M'Gar, Đắk Lắk.

Tiến sĩ Phạm Công Trí đánh giá cao những kết quả mà các bên đã đạt được trong dự án khảo nghiệm trên, từ đó, ông đề xuất nên thúc đẩy và chuyển giao giải pháp trên để mở rộng mô hình này đến cộng đồng nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên. 

Nông dân Trần Văn Nhiên ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk đã thử nghiệm giải pháp Drip Protection cho biết, sau 20 tháng trồng mới, toàn bộ 250 cây cà phê sống và tăng trưởng khỏe mạnh. 

Ông Kohei Sakata - Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết, nông dân trên khắp thế giới đang tìm kiếm cách thực hành nông nghiệp bền vững mới để tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm nguồn tài nguyên cùng với bảo vệ môi trường.

"Bayer, Netafim và WASI đang hợp tác trong các sáng kiến khác nhau để trang bị cho nông dân các giải pháp và công cụ giúp đạt được điều đó cũng như góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam", ông Kohei Sakata nói.

 


Báo cáo phân tích thị trường