Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM TRONG 4 THÁNG NĂM 2019
02 | 06 | 2019
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 4/2019 đạt trên 857 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng trước đó. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 582 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 3/2019.

I. XUẤT KHẨU

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong tháng 4/2019 đạt trên 857 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng trước đó. Trong đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 582 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 3/2019.  4 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước đạt 3,119 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,197 tỷ USD, tăng 18,6% so với 04 tháng năm 2018; chiếm 70,44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, tăng nhẹ so với tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2018 đạt 69,69%.

Biểu đồ 1:Tham khảo kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019

(ĐVT: triệu USD)

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI

Tháng 4/2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 347 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng trước đó. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 317 triệu USD, giảm 5,95% so với tháng 3/2019. 4 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 1,317 tỷ USD, tăng 17,16% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 42,23% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước, tỷ lệ này của 4 tháng năm 2018 đạt 42,64%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt 1,208 tỷ USD, tăng 18,52% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 91,73% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn khối và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước.

Thị trường xuất khẩu

Tháng 4/2019, mặc dù giảm nhẹ 1,96% so với tháng trước đó nhưng Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất của Việt Nam, đạt gần 386 triệu USD, chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang một số thị trường chủ lực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Canada cũng giảm so với tháng trước đó. Trong đó thị trường Nhật Bản giảm tới 11,31%.

4 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường tăng tới 34,63%, chiếm tới 45% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Bên cạnh đó, thị trường chủ lực khác như Nhật Bản, Anh và Đức cũng tăng khá cao.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Hàn Quốc, Australia và Malaysia lại giảm khá mạnh và duy trì ổn định tại trường Trung Quốc.

Biểu đồ 2: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong tháng 4/2019 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 3: Tham khảo cơ cấu thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 4 tháng năm 2019 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 1: Tham khảo một số thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong 4 tháng năm 2019

(ĐVT:1.000 USD)

TT

T4/2019

So T3/2019

(%)

So T4/2018

(%)

4T/2019

So 4T/2018

(%)

Hoa Kì

385,984

-1.96

34.82

1,416,102

34.63

Nhật Bản

108,912

-11.31

25.82

414,151

18.10

Trung Quốc

111,541

9.68

14.20

364,797

-0.68

Hàn quốc

68,152

-9.85

-15.91

268,809

-6.93

Anh

30,290

-1.60

16.05

108,031

9.49

Đức

10,474

-33.07

30.99

50,118

18.99

Canada

12,475

-3.35

9.89

49,814

3.51

Australia

11,497

2.00

-13.12

44,966

-12.06

Pháp

10,178

-15.85

-1.41

42,872

-2.11

Hà Lan

7,060

-21.26

22.11

32,412

4.82

Malaysia

6,265

-2.55

-33.32

24,064

-17.14

Đài Loan

7,400

44.56

-3.80

22,322

6.76

Lào

18,832

*

*

18,832

*

Bỉ

3,756

-25.07

2.27

14,809

16.60

Italia

3,563

-13.99

27.72

14,122

15.81

Tây Ban Nha

3,133

-28.12

24.92

13,009

6.46

Arập Xê út

4,005

5.66

67.81

12,416

42.96

Thụy Điển

2,318

-42.85

29.91

12,166

10.16

Ấn Độ

3,045

-14.57

-38.52

11,554

-37.50

Thailand

2,534

-19.25

-16.44

10,864

4.66

Đan Mạch

2,272

-11.19

29.71

10,393

24.46

Singapore

3,532

123.80

67.34

9,233

26.27

Ba Lan

1,611

-46.04

61.58

9,038

33.61

UAE

2,074

16.49

-28.38

8,999

9.01

Newzealand

1,682

0.56

2.66

6,087

-7.59

Chile

*

*

*

4,925

*

Mexico

1,649

40.03

87.29

4,900

53.44

Nam Phi

837

-27.34

18.96

3,354

34.42

Hy Lap

358

-39.35

-30.45

2,641

36.28

Nga

389

-23.40

-20.02

2,159

15.04

Co oet

1,033

161.65

114.26

2,093

22.60

Campuchia

545

-0.44

-58.87

1,924

-49.62

Bồ Đào Nha

125

-72.42

-61.10

1,836

56.27

Na Uy

352

-1.96

93.92

1,624

9.79

Hồng Kông

281

-10.99

-70.73

1,316

-45.94

Thổ Nhĩ Kỳ

228

-39.55

-75.20

1,104

-81.46

Thụy Sĩ

42

-74.54

-78.88

844

-30.00

Séc

307

2.73

143.55

833

-4.35

Áo

52

-74.03

-28.77

706

181.56

Phần Lan

125

-7.31

-36.15

477

-41.09

(* tháng không xuất khẩu hoặc không thống kê)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

II. NHẬP KHẨU

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam trong tháng 4/2019 năm 2019 đạt 196 triệu USD, giảm 6,3% so với tháng trước đó. 4 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG về nước ta đạt 776 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy trong 4 tháng năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu trên 3,042 tỷ USD. Trong đó các doanh nghiệp FDI xuất siêu 1,092 tỷ USD.

Biểu đồ 4: Kim ngạch nhập khẩu G&SPG về Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2016-2019

(ĐVT: Triệu USD) 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Doanh nghiệp FDI

Tháng 4/2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt gần 62 triệu USD, giảm 2,56%  với tháng trước đó;  4 tháng năm 2019, kim ngạch nhập khẩu G&SPG của các doanh nghiệp FDI đạt 225 triệu USD, tăng 19,24% so với tháng 4/2018.

Thị trường nhập khẩu

Mặc dù tổng kim ngạch kim ngạch nhập khẩu G&SPG giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Chile, Pháp và Lào lại tăng rất mạnh. Trong đó, thị trường Lào tăng tới 87,31% so với tháng trước đó. Ngược lại kim ngạch nhập khẩu G&SPG thị trường Hoa Kỳ và Malaysia lại giảm tới 22,93% và giảm 34,87% so với tháng trước đó.

4 tháng năm 2019, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Thailand là duy trì top 3 thị trường cung ứng G&SPG lớn nhất cho VN. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm tới 37% tổng kim ngạch nhật khẩu. Ngược lại, giảm mạnh từ thị trường Malaysia và Campuchia, với mức giảm lần lượt 14,74% và giảm 61,79% so với tháng 03/2019.

Biểu đồ 5: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong tháng 4/2019

 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Biểu đồ 6: Tham khảo cơ cấu thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 4 tháng năm 2019 

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)

Bảng 2Tham khảo một số thị trường cung ứng G&SPG cho Việt Nam trong 4 tháng năm 2019

(ĐVT: 1.000 USD)

TT

T4/2019

So T3/2019

(%)

So T4/2018

(%)

4T/2019

So 4T/2018

(%)

Trung Quốc

47,748

28.78

59.74

147,926

35.49

Hoa Kỳ

26,319

-22.93

25.96

102,983

15.37

Thailand

9,232

-7.58

24.12

34,813

12.54

Chile

11,020

43.80

73.78

33,491

25.09

Malaysia

4,385

-34.87

-37.38

23,339

-14.74

Brazil

5,989

-4.06

-2.20

22,954

26.03

Campuchia

2,707

-49.27

-80.46

21,713

-61.79

Pháp

6,451

24.30

72.83

21,532

26.12

Đức

6,620

-0.23

29.19

21,431

-0.47

Newzealand

5,396

-6.22

39.94

19,245

14.80

Lào

4,809

87.31

59.95

16,180

73.92

Canada

2,016

3.42

8.92

8,787

-1.57

Ghana

7,504

*

*

7,504

*

Indonesia

1,723

-7.51

31.48

6,672

12.54

Phần Lan

1,104

-44.47

-29.51

6,137

30.52

Italia

1,232

-46.76

74.86

5,917

61.93

Nga

1,882

75.71

268.40

5,452

104.42

Hàn Quốc

1,105

-52.71

163.62

5,066

172.08

Achentina

848

12.09

151.66

3,462

30.38

Bỉ

1,013

-51.92

*

3,119

*

Thụy Điển

448

-50.08

-30.63

2,426

-24.14

Nhật Bản

647

-20.25

-11.23

2,368

-2.54

Australia

682

-13.05

86.82

2,306

58.96

Nam Phi

624

100.68

14.78

2,127

-20.00

Đài Loan

380

-25.94

6.17

1,312

-9.39

Mianma

145

226.37

*

264

*

(* tháng không nhập khẩu hoặc không thống kê)

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan



Theo Gỗ Việt
Báo cáo phân tích thị trường