Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Niên vụ 2018/2019, sản lượng mía đường giảm vì giá đường thấp, khí hậu khắc nghiệt
05 | 11 | 2019
Sản lượng mía nguyên liệu niên vụ 2018/2019 chỉ đạt khoảng 12,2 triệu tấn trong khi kế hoạch đề ra là gần 15,5 triệu tấn.

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết cuối niên vụ 2017/2018, các nhà máy đường cả nước dự kiến kế hoạch tổng diện tích mía cung cấp cho nhà máy gần 240.000 ha với năng suất đạt 68,3 tấn/ha, cao hơn vụ trước là 66,8 tấn/ha, tổng sản lượng mía đạt gần 15,5 triệu tấn với chữ đường đạt 9,79, cao hơn vụ trước là 9,7.

Tuy nhiên thực tế vụ 2018/2019 không đạt như kế hoạch đề ra vì diện tích giảm, có nơi giảm đến 20 - 30%, năng suất cũng giảm so với kế hoạch, chỉ đạt 63,42 tấn/ha, chữ đường cũng giảm so với chữ đường vụ trước đạt 9,7 CCS.

Khu vực

Sản lượng mía ép (tấn)

Tỉ lệ (%)

Cả nước

12,201,667

100

Bắc Bộ 

4,163,958

34

Miền Trung - Tây nguyên

5,130,294

43

Đông Nam bộ 

1,669,684

14

ĐB sông Cửu Long

1,237,730

10

Kết quả sản xuất mía nguyện liệu niên vụ 2018/2019

Theo VSSA, nguyên nhân sụt giảm sản lượng mía nguyên liệu là giá đường xuống thấp dưới tác động của đường nhập lậu và gian lận thương mại, làm cho giá mía thấp theo, mặc dù các nhà máy đường cố gắng kiềm chế sự giảm giá mía trong khi giá đường sụt giảm liên tục, từ đó bà con nông dân chuyển đổi cây trồng khác.

Bên cạnh đó, một số vùng bị hạn hán làm giảm cả diện tích lẫn năng suất và chất lượng mía. Một số nơi bị sâu bệnh cũng làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng giảm. 

Đồng thời tình hình mưa lũ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng mía và đường giao thông vận chuyển mía về nhà máy.

Về chế biến, niên vụ 2018/2019 các nhà máy đường đã ép được hơn 12,2 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,17 triệu tấn đường. Tồn kho tại các nhà máy đường đến khi kết thúc vụ khoảng 600.000 tấn, vẫn là năm có lượng tồn kho cao trong các năm gần đây.

Về giá đường, theo VSSA, hiện giá sản xuất đường tại Việt Nam cao hơn tại Thái Lan từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn.

Đáng chú ý Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đưa ra con số ước tính lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ năm 2018 đến cuối tháng 9/2019 khoảng trên 800.000 tấn. Trong khi đó, theo các cơ quan chức năng, chỉ có 3.000 tấn đường nhập lậu bị bắt giữ.

Với 800.000 tấn đường lậu, tương đương khoảng 50% nhu cầu cả nước khiến đường trong nước không tiêu thụ được, góp phần tăng lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp.

Giá bán buôn đường vụ 2018/2019. Nguồn: VSSA.

Trên thị trường thế giới, niên vụ 2018/2019 đã xuất hiện giá đáy mức 10 Uscent/lb vào thời điểm tháng 9/2018. Cho đến nay giá đường vẫn ở mức thấp và dao động quanh mức 12 Uscent/lb. Như vậy, sau khi đạt đỉnh mức 23 Uscent/lb vào tháng 8/2016, giá đường đã liên tục giảm và mức giá hiện nay thấp hơn giá thành sản xuất của bất kì quốc gia nào.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng



Báo cáo phân tích thị trường