Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giúp các doanh nghiệp có quy mô nhỏ áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
18 | 06 | 2007
Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vừa ban hành một ấn phẩm mới giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm dễ dàng tận dụng được lợi ích từ việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Ấn phẩm bao gồm cả sách và đĩa CD-ROM, “ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm-Bản liệt kê các danh mục cần kiểm tra rất dễ sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ - Bạn đã sẵn sàng sử dụng? (ISO 22000 Food Safety Management Systems – An easy-to-use checklist for small business – Are you ready?) ”. Đối tượng mà ấn phẩm hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước phát triển lẫn đang phát triển, nơi mà hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000:2005 là tấm vé thông hành cho việc kinh doanh ngày càng phát triển trên thị trường toàn cầu và tham gia vào dây chuyền cung cấp thực phẩm vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ quốc gia.

Vẫn còn tồn tại hàng loạt các quy trình riêng và về bán lẻ khác nhau điều này có thể tạo ra nguy cơ về các mức độ an toàn thực phẩm khác nhau, không nắm rõ các yêu cầu, và chi phí tăng và gây phức tạp cho các nhà cung cấp khiến bản thân họ cảm thấy phải bắt buộc khi tuân theo nhiều quy trình phức tạp. ISO 22000:2005, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các tổ chức trong dây chuyền thực phẩm (ISO 22000:2005, Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain), được hỗ trợ bởi sự đồng thuận quốc tế nhằm hài hòa các yêu cầu về quản lý an toàn chuỗi cung ứng thực phẩm một cách có hệ thống và đưa ra một giải pháp duy nhất cho quy phạm tốt dựa trên cơ sở được công nhận trên phạm vi quốc tế. Kết hợp các quy tắc trong hệ thống HACCP của Ủy ban CODEX về an toàn thực phẩm, ISO 22000 đưa ra một hệ thống quản lý thống nhất dựa trên các yêu cầu cụ thể hơn như các yêu cầu được xây dựng bởi các tổ chức bán lẻ thực phẩm khác nhau trên toàn cầu.

Chưa đầy 2 năm kể từ khi được ban hành, ISO 22000 đã được các tổ chức áp dụng ở hơn 50 quốc gia nhằm thay thế hơn 20 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do các công ty, tổ chức riêng lẻ xây dựng nhằm để đánh giá các nhà cung cấp thực phẩm của họ.

Bản liệt kê các danh mục cần kiểm tra bao gồm các câu hỏi về nhiều khía cạnh của việc xây dựng, áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000. Từng bước trả lời các câu hỏi đó sẽ giúp các nhà quản lý xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và giúp họ xác định được những bộ phận chính cần cải tiến.

Bản liệt kê các danh mục gồm 13 phần, mỗi phần đề cập đến một khía cạnh cụ thể của ISO 22000, giải thích các hướng dẫn và yêu cầu có liên quan về cách kết hợp trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm gia tăng nhu cầu từ đối tượng sử dụng của các doanh nghiệp. Phụ thuộc vào câu trả lời “Có” hay “Không” đối với mỗi câu hỏi, người sử dụng sẽ được chỉ dẫn sang giai đoạn tiếp theo, hoặc sang các hướng dẫn bổ sung.

ISO 22000 không yêu cầu việc chứng nhận và cả tiêu chuẩn lẫn bản liệt kê các danh mục có thể áp dụng một cách hữu ích ngay cả khi chứng chỉ không phải là mục tiêu của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, bản liệt kê có 1 chương xác định mối liên hệ giữa ISO 22000 và ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng, đồng thời kèm theo 1 danh mục tổng hợp địa chỉ các Website về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Sách và CD-ROM cũng có nội dung tương tự, với sự bổ sung các lợi thế của ngành hàng hải điện tử, cùng với khả năng tổng hợp tự động báo cáo của các doanh nghiệp theo ISO 22000, dựa trên sự trả lời các câu hỏi trong bản liệt kê.

Patricia R. Francis, Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế, và Alan Bryden, Tổng thư ký ISO trong lời mở đầu cho cuốn sách đã tuyên bố: “Chúng tôi hy vọng rằng cuốn ISO 22000 sẽ có ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi, trong nỗ lực gia tăng thị phần các sản phẩm nông sản và thực phẩm trên thị trường thế giới.”

(STAMEQ tổng hợp từ www.iso.org)



Báo cáo phân tích thị trường