Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn thị trường thế giới ngày 13/8
15 | 08 | 2007
Một số tin vắn đáng chú ý về diễn biếng giá cả hàng nông lâm sản trên thị trường thế giới ngày 13/8.
Ngày 13/8, giá ca cao giao ngay lúc mở cửa tại New York còn 1.874 USD/tấn. Giá ca cao đã giảm thêm 7 USD/tấn so với ngày 9/8. So với 2.081 USD/tấn ngày 12/7, mức giá cao nhất kể từ đầu năm tới nay, giá ca cao đã giảm gần 5,1% trong vòng 1 tháng.

Các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra do thời tiết ẩm ướt ở Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ca cao phát triển và báo hiệu sẽ lại có một vụ ca cao bội thu. Tâm lý cho rằng thị trường vẫn rất dồi dào nguồn cung đã đẩy giá ca cao trên nhiều thị trường thế giới sụt giảm. Tại London, giá ca cao giao tháng 9 chỉ còn 935 Bảng Anh/tấn so với 991 Bảng Anh tuần trước.

* Ngày 13/8, giá đậu tương vàng số 1 giao ngay lúc mở cửa tại Chicago đạt 309,7 USD/tấn. Giá đậu tương loại này đã tăng 5,9 USD/tấn so với ngày 9/8, sau khi đã ở xu thế giảm giá liên tục từ mức 330,5 USD/tấn ngày 18/7.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, sản lượng đậu tương của nước này năm 2007/2008 sẽ đạt 74,71 triệu tấn, giảm 13,9% so với 06 do diện tích giảm 3,44 triệu ha, năng suất chỉ đạt 2,79 tấn/ha, giảm so với 2,87 tấn/ha năm trước, do thời tiết không thuận. Giá đậu tương tại Trung Quốc kỳ hạn tháng 1/08 tăng 9 Nhân dân tệ đạt 3.428 Nhân dân tệ/tấn. Hạn hán ở Trung Quốc có thể làm sản lượng giảm 20.000 tấn năm nay xuống 14,6 triệu tấn. Cước phí vận chuyển tăng cao tại châu Á cũng hậu thuẫn cho giá đậu tương.

* Ngày 13/8, giá ngô vàng số 2 giao ngay lúc mở cửa tại Chicago đạt 131,2 USD/tấn. Giá ngô này đã tăng thêm 2,7 USD/tấn so với ngày 9/8. Giá ngô vàng số 2 đã ở xu thế tăng từ mức 124,5 USD/tấn ngày 30/7.

Giá ngô tại Trung Quốc cũng đang ở xu thế vững do nỗi lo về hạn hán ở những vùng trồng ngô chính. Tại Cát Lâm, Trung Quốc, giá ngô chất lượng trung bình vào khoảng 1.370-1.500 Nhân dân tệ/tấn. Sản lượng ngô Trung Quốc năm 2007 dự báo đạt 149 triệu tấn, xuất khẩu ròng ngô vụ 2007/2008 chỉ đạt 1,5 triệu tấn, giảm 3,48 triệu tấn so với 2006/2007. Tiêu thụ ngô ở nước này vụ 06 dự kiến là 145 triệu tấn, vụ 2007/2008 là 147 triệu tấn. Sản lượng ngô Rumani vụ này có thể giảm tới 40%.

* Ngày 13/8, giá lúa mỳ giao ngay lúc mở cửa tại Chicago đạt 246,7 USD/tấn. Giá lúa mỳ đã tăng thêm 6,5 USD/tấn so với ngày 9/8. Giá lúa mỳ đã ở xu thế tăng từ mức 220,7 USD/tấn ngày 18/7, hiện đã tăng gần 11,8%.

Các nhà đầu tư vẫn đẩy mạnh mua vào do lo ngại nguồn cung khan hiếm tại các nước sản xuất chủ chốt. Hạn hán và nắng nóng làm ảnh hưởng đến mùa màng ở các nước khu vực Đông Âu và Biển Đen. Nắng nóng bắt đầu từ tháng 5 vừa qua làm giảm sản lượng hoa mầu ở Rumani, làm sản lượng lúa mỳ của nước này có thể dưới mức trung bình trong 5 năm liên tiếp. Tại LIFFE, giá 1 tấn lúa mỳ giao tháng 11 tăng lên 145 Bảng Anh so với 133,75 Bảng Anh tuần trước.

* Ngày 13/8, giá FOB gạo 100% B Bangkok giao ngay lúc mở cửa đạt 337 USD/tấn. Giá gạo đã tăng thêm 1 USD/tấn so với ngày 9/8.

Theo các nhà đầu tư, không khí giao dịch trầm lắng vì hầu hết người mua vẫn chỉ đứng ngoài quan sát, bởi giá cước vận chuyển đang rất cao, thời tiết xấu đang hạn chế nguồn cung gạo xuất khẩu. Tại Thái Lan, hầu hết khách hàng đã hoãn đưa ra đơn đặt hàng mới vì đồng Baht giảm giá làm tăng hy vọng giá gạo xuất khẩu sẽ giảm. Mặt khác, cước phí vận tải tăng cũng cản trở họ ký hợp đồng mới. Hiện cước phí vận tải từ Bangkok tới Trung Đông đã tăng khoảng 15 USD lên 85 USD/tấn. Tại Ấn Độ, giá gạo 5% tấm tăng 3-5 USD/tấn so với tuần trước lên 309 USD/tấn.

Nguồn tin: Vneconomy

Báo cáo phân tích thị trường