Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Một cách phân tích kinh tế Trung Quốc
21 | 08 | 2007
Những nước tin rằng quyết định thả nổi có kiểm soát đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc sẽ giúp họ cân bằng lại được cán cân xuất nhập khẩu có thể sẽ thất vọng.

Lý do là, như bài phân tích của Guy de Jonquieres đăng trên báo Anh Financial Times ngày 25.07.2005, sức mạnh của kinh tế Trung Quốc nằm ở chỗ khác.

Đó là nguồn thành phần hàng hóa rất rẻ, phân tán và tỷ lệ tiết kiệm rất cao, chứ không chỉ đơn giản là tỷ giá tiền gắn chặt với đôla Mỹ.

Theo tác giả thì dù Trung Quốc có làm tăng giá đồng Nhân dân tệ tới 25% thì giá hàng xuất khẩu của nước này cũng chỉ tăng chừng 4 % mà thôi, và nền kinh tế Trung Quốc đang còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết.

Nhìn trên tổng thể

Các nhà sản xuất của Trung Quốc, theo Guy de Jonquieres, nhập thành phần và các bộ phận làm hàng từ nhiều nơi khác nhau, và giá trị thặng dư do chính họ tạo ra tại Trung Quốc chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu mà thôi.

Mức tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc là 40% GDP, mức tiết kiệm trong hộ dân chúng là 25%. Cả hai đều đạt mức cao bậc nhất thế giới. Thậm chí tiền tiết kiệm này còn cao hơn nhu cầu đầu tư.

Lịch sử đồng tiền Trung Quốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa phát hành đồng Nhân dân tệ tháng 12.0948
Tỷ giá cố định 2,42 tệ ăn một đôla Mỹ tồn tại từ 1953 đến 1972
Từ 1978 Trung Quốc áp dụng chế độ hai đồng tiền. Nhân dân tệ chỉ dùng trong dân chúng Trung Quốc, còn người nước ngoài bị buộc phải dùng tiền hoán đổi đặc biệt
Năm 1996 Trung Quốc bắt đầu cho đổi Nhân dân tệ ra ngoại tệ với giá 8,28 đồng ăn một đôla Mỹ
Tháng Bảy 2005 Bắc Kinh tuyên bố xem lại tỷ giá cố định và tăng giá Nhân dân tệ lên 8,11 ăn một đôla

Nhưng tác giả cũng chỉ ra các vấn đề lớn trước mắt của Trung Quốc. Đó là hệ thống ngân hàng hoạt động bất hợp lý, tập trung nguồn vốn vào cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi.

Điều này tạo ra hiện tượng phí phạm đầu tư vốn. Để đạt đầu ra 1 đôla, Trung Quốc phải đầu tư 5 đôla, tức ra quá cao so với mức quốc tế.

Mức tiết kiệm trong dân chúng rất cao cũng chứng tỏ người ta phải làm như vậy để phòng khi ốm đau, già cả do hệ thống an sinh xã hội và hưu trí rất tệ.

Nhưng hậu quả là tiền trong dân không được tái đầu tư và mức cầu nội địa không tăng như ý muốn của các nhà kinh tế. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài.

Toàn bộ hệ thống ngân hàng và tín dụng của Trung Quốc cũng phải cải tổ mạnh, nếu không thị trường chứng khoán không hoạt động tốt được.

Tình trạng giảm giá chứng khoán trong vài năm qua khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ khi nhìn vào thị trường này ở Trung Quốc. Về dài hạn, vì thế thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như không còn khả năng thu nhận thêm nguồn vào mới.



Theo nguồn tin của bbc.co.uk
Báo cáo phân tích thị trường