Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp nông sản cần vượt lên chính mình
22 | 08 | 2007
Bên cạnh những cơ hội to lớn có tính lâu dài hội nhập WTO mang lại cho lĩnh vực nông nghiệp thì với mức độ cam kết mở cửa thị trường nêu trên, Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng, các DN nông sản Việt Nam không dễ gì đã nắm bắt ngay được cơ hội, mà thách thức thì đã hiện hữu không dễ gì vượt qua.
Bên cạnh những cơ hội to lớn có tính lâu dài hội nhập WTO mang lại cho lĩnh vực nông nghiệp thì với mức độ cam kết mở cửa thị trường nêu trên, Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng, các DN nông sản Việt Nam không dễ gì đã nắm bắt ngay được cơ hội, mà thách thức thì đã hiện hữu không dễ gì vượt qua.

Để gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường nông nghiệp bằng việc cắt giảm thuế nông sản là 20% so với mức hiện hành. Đồng thời, cam kết lọai bỏ hết các hàng rào phi thuế, trừ các biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá, muối và các biện pháp quản lý chuyên ngành nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y đã phù hợp và một vài biện pháp khác). Đồng thời, cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi là thành viên WTO và bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển trong trợ cấp xuất khẩu (tiếp thị, ưu đãi phí vận chuyển hàng xuất khẩu); áp dụng ngay SPS bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật.

Ngoài ra, Việt Nam còn cam kết mở cửa các dịch vụ thú y, nông nghiệp, lâm nghiệp, săn bắn động vật theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ là cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ở nước ngoài, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân, cam kết cho các DN nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản ngay sau khi gia nhập WTO (trừ mặt hàng gạo đến năm 2011) và loại bỏ các hạn chế phải xây dựng vùng nguyên liệu đối với các DN đầu tư nước ngoài (mía đường, lâm sản, sữa,…)

Bên cạnh những cơ hội to lớn có tính lâu dài hội nhập WTO mang lại cho lĩnh vực nông nghiệp thì với mức độ cam kết mở cửa thị trường nêu trên, Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng, các DN nông sản Việt Nam không dễ gì đã nắm bắt ngay được cơ hội, mà thách thức thì đã hiện hữu không dễ gì vượt qua.

Bà Lan khẳng định như vậy là bởi vì, thứ nhất, việc cải cách nông nghiệp để đáp ứng quá trình phát triển, hội nhập WTO đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược, sự phối hợp chiến lược và hành động của nhiều ngành, nhiều cấp, hệ thống, quản lý và con người, công nghệ,… Thế nhưng, những nhân tố này ở Việt Nam chưa có đủ trong những năm trước mắt. Thứ hai, thị trường nông sản tòan cầu luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, biến động, không công bằng, được bảo hộ cao ở các nước nhập khẩu lớn, thua thiệt cho các nước đang phát triển như Việt Nam nhưng lại khó cải thiện được tình hình. Thứ ba, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liênquan đến nông nghiệp cũng khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác bởi tính đặc thù của nông sản và nông dân. Bên cạnh đó, thực trạng các DN Việt Nam (trong đó có các DN nông sản) có tới 95% quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, yếu kém về năng lực quản lý và cạnh tranh; việc tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản và các hoạt động khác liên quan trong nước còn rất nỏ lẻ, phân tán, chuyển đổi chậm, không đồng bộ, thiếu đầu tư các khâu tạo thêm giá trị gia tăng, chưa liên kết thành chuỗi’ chất lượng nông sản Việt Nam còn hạn chế quy cách, tính ổn định, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, chưa phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa, xuất khẩu và thiếu thương hiệu mạnh… đang đặt các DN nôgn sản Việt Nam vào thế bất lợi trong cạnh tranh quốc tế.

11 yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các DN nông sản

  1. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt
  2. Hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  3. Hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ tốt
  4. Giảm giá thành, nâng cao giá trị gia tăng
  5. Xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín của DN
  6. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn
  7. Quản trị DN tốt, đặc biệt là về tài chính và con người
  8. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
  9. Đáp ứng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và môi trường
  10. Tạo được sự liên kết và hợp tác tốt với các DN liên quan
  11. Linh hoạt, thích ứng khi điều kiện thị trường thay đổi

Con đường hội nhập WTO thành công đối với các DN nông sản không có cách nào hơn là phải tự vượt lên chính mình. Theo bà Lan, trước tiên các DN nông sản phải quan tâm nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản để nâng cao sức cạnh tranh theo 4 tiêu chí là “sạch, ngon, giá rẻ, số lượng lớn”. Muốn làm được điều này phải thực hiện liên kết tốt 4 nhà (DN liên kết với Nhà nước, nhà khoa học và nông dân). Trong đó, vai trò của DN là nắm bắt yêu cầu của thị trường, của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm… để hướng dẫn, đặt hàng nông dân sản xuất đúng yêu cầu; kết hợp với Nhà nước, nhà khoa học, ngân hàng,… áp dụng các công cụ hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát cho nông nghiệp, nông dân; tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; tổ chức mạng lưới bán hàng, tiếp thị sản phẩm, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng và xây dựng thương hiệu nông sản; theo dõi phản ứng của thị trường và người tiêu dùng để điều chỉnh sản xuất của nông dân và các khâu khác trong quy trình sản xuất, kinh doanh của mình.

Các chuyên gia kinh tế còn khuyên các DN nông sản Việt Nam cần phải không ngừng theo dõi, tìm hiểu kỹ các vấn đề về hội nhapạ nhằm trang bị cho mình kỹ năng kinh doanh quốc tế, nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước, phân tích các mặt mạnh, mặt yếu của mình, phân tích cơ hội và thác thức, bối cảnh cạnh tranh mới… trên cơ sở đó điều chỉnh chiến lược phát triển linh hoạt; tăng cường hợp tác với các DN khác, tham gia liên kết vào các mạng lưới, các chuỗi giá trị và hiệp hội.



Báo cáo phân tích thị trường