Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Công cụ chinh phục thị trường
17 | 09 | 2007
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, SHTT và bảo hộ quyền SHTT là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Đối với nhà nước, hệ thống SHTT là công cụ pháp lý để tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đối với DN, quyền SHTT giúp DN nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phó Cục trưởng Cục SHTT Phạm Phi Anh khẳng định: trong giai đoạn hiện nay, quyền SHTT và việc bảo hộ quyền SHTT có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và các DN nói riêng. Quyền SHTT giúp DN nâng cao vị thế

Tính đến cuối tháng 5 năm 2007, Cục SHTT đã tiếp nhận 18.767 đơn về SHCN các loại, trong đó có 12.630 đơn đăng ký SHCN (sáng chế: 1.078, giải pháp hữu ích: 80, kiểu dáng công nghiệp: 704, nhãn hiệu quốc gia: 9.670, nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid: 1.095, chỉ dẫn địa lý: 12, thiết kế bố trí: 1) và 6.137 đơn khác (sửa đổi đơn: 443, chuyển nhượng đơn: 129, cấp lại văn bằng bảo hộ: 152, gia hạn văn bằng bảo hộ: 1.141, duy trì văn bằng bảo hộ: 1.499, sửa đổi văn bằng bảo hộ: 1.003, chuyển nhượng văn bằng bảo hộ: 340, licence: 133, ...). Cũng tính đến thời điểm này, Cục SHTT đã xử lý 13.526 đơn các loại, trong đó đã cấp/công nhận bảo hộ 7.403 đăng ký, từ chối bảo hộ 1.128 đối tượng SHCN, rút đơn đăng ký 29 đối tượng SHCN và đã xử lý 4.966 các loại đơn khác.

(Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Ông Phi Anh cho rằng, vấn đề quan trọng của các DN chính là việc làm thế nào đưa được hàng hóa ra thị trường, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, của xã hội. Những sản phẩm, hàng hóa mà các DN đưa ra phải là những sản phẩm chưa có trên thị trường hoặc những sản phẩm đã có trên thị trường nhưng phải có lợi thế cạnh tranh. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống SHTT. Chẳng hạn, VN có rất nhiều sản phẩm đặc sản như: hạt điều, hạt tiêu, cà phê, một số loại hải sản (cá tra, cá ba sa...). Nhưng để có những sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu sẵn có này, bắt buộc các DN phải đưa công nghệ vào sản xuất. Lợi ích của việc tạo dựng và khai thác các tài sản trí tuệ theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ và giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong mỗi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã giúp hàng loạt DN khẳng định được tên tuổi như Vinamilk, Kinh Đô...

Theo ông Trần Quốc Thắng - Thứ trưởng Bộ KH và CN thì việc bảo hộ quyền SHTT giúp DN thu hồi được vốn đầu tư để hoàn thành chu trình sáng tạo, từ đầu tư tạo ra công nghệ đến bảo hộ quyền SHTT, khai thác công nghệ, thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận và sau đó tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo công nghệ. Việc bảo hộ quyền SHTT cũng giúp các DN VN có thể có được các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài. Đối với các chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc tên thương mại, việc bảo hộ các đối tượng này giúp tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh để DN bảo vệ uy tín đạt được thông qua đầu tư của DN.



Theo dddn.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường