Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tác động của WTO tới việc sản xuất và xuất khẩu cao su Việt Nam thời gian tới
17 | 09 | 2007
Hiện nay, cao su của Việt Nam được tự do thâm nhập thị trường và thường được hưởng mức thuế thấp hoặc thuế tương đương các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu tại các nước thành viên sẽ thấp hơn.

Đối với sản phẩm lớn thứ hai (cao su chế biến và các sản phẩm cao su), Việt Nam hiện phải chịu mức thuế phân biệt đối xử trên thị trường Đài Loan trong khi hầu hết các đối thủ cạnh tranh được miễn thuế trên thị trường này do trước đây Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ khiến cho sản phẩm cao su của Việt Nam được đối xử công bằng hơn như các nước thành viên khác và đó là cơ hội để Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thế giới và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Một trong những ví dụ điển hình khác của việc phân biệt đối xử là trước đây phí hạn ngạch được cấp cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia, Indonesia chỉ bằng 60-65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam. Chính tình trạng này đã khiến cho một số doanh nghiệp của Trung Quốc tìm cách ép giá cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia vào WTO, sự phân biệt đối xử này sẽ bị loại trừ hoàn toàn bởi khi đó Trung Quốc phải thực hiện nguyên tắc MFN.

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác ở nhiều nước là thành viên của WTO, tránh được việc lệ thuộc xuất khẩu phần lớn vào một thị trường (như Trung Quốc hiện nay), dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi việc xuất khẩu vào nước đó không thuận lợi hoặc có những khó khăn bất ngờ không tiên liệu trước sẽ gây ra những cú sốc lớn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của ngành và các chiến lược, chính sách phát triển trong nước của ngành.

Bên cạnh đó, cơ hội về tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước phát triển và đang phát triển cho Việt Nam sẽ tăng lên. Việc tham gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc của WTO sẽ như một chứng chỉ giúp cho Việt Nam tạo dựng được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước thành viên WTO. Trên cơ sở đó, những nhà đầu tư này sẽ yên tâm đầu tư vào Việt Nam mà cao su là một ngành chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi lẽ việc chế biến cao su ở Việt Nam có thể được nói là còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển như đã phân tích ở trên. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp chế biến cao su tại Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chưa cao, do vậy, đây có thể được coi là một lĩnh vực mới mẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Về phía mình, các nhà sản xuất cao su Việt Nam còn ít, khả năng cạnh tranh còn chưa cao, do vậy, đây có thể được coi là mộtl ĩnh vực mới mẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Về phía mình, các nhà sản xuất cao su việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh, liên kết xây dựng các nhà máy chế biến mủ cao su để tạo ra cao su chế biến có hàm lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, tạo điều kiện dịch chuyển thị trường. Việc các nhà đầu tư tích cực đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện tăng giá trị gia tăng của ngành cao su Việt Nam, giảm bớt tỉ lệ xuất khẩu cao su thô, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ xuất k hẩu thô sang xuất khẩu tinh. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt Nam còn có hiệu ứng dẫn đến việc nhập khẩu các máy móc, công nghệ, kỹ thuật chế biến cao su tại Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà sản xuất Việt Nam qua đó cũng được phát triển. Hệ quả là Việt Nam có thể chế biến, sản xuất ra các loại cao su có chất lượng cao, nâng cao giá thành, cạnh tranh với các đối thủ truyền thống như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi chất lượng như Nhật Bản, Mỹ, EU. Ngoài ra, việc đầu tư chuyển giao công nghệ diễn ra không chỉ ở khâu chế biến mà còn ở khâu trồng và khai thác. Với công nghệ và kỹ thuật mới, chắc chắn rằng Việt Nam có thể tạo ra những chủng loại cao su phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới hiện nay (SVR 10, 20) nâng cao chất lượng mủ cao su, tăng năng suất, sản lượng, khắc phục được nhược điểm cố hữu tồn tại bấy lâu nay của ngành trồng và khai thác cao su, góp phần cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, … Hiện nay, Tổng công ty cao su Việt Nam và các công ty khác còn hạn chế về vốn trong việc xây dựng, đầu tư, mở rộng các nhà máy cao su trong nước, mua máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất ra các loại cao su có giá trị cao như SVR 10, 20 và mủ latex phù hợp với nhu cầu của các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật. Việc này đã hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, với việc có thêm nguồn vốn vay, hỗ trợ từ các tổ chức tài chính nói trên, ngành cao su Việt Nam sẽ có một bước tiến mới trong việc sản xuất và xuất khẩu.

Việc giảm thuế nhập khẩu của cao su sẽ không có ảnh hưởng nhiều tới ngành cao su trong nước bởi hiện Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ tư trên thế giới. Hơn nữa, hiện nay giá mủ cao su trong nước cũng như giá xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với giá cao su của các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Về trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu cao su, hiện nay, nhà nước không có biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp cho ngành cao su. Do vậy, khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ khong phải bãi bỏ biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp nào và như vậy sẽ không ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cao su.

Có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu cao su.



Theo Vinanet
Báo cáo phân tích thị trường