Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình xuất khẩu chè tháng 9/07
14 | 11 | 2007
Xuất khẩu chè cả nước tháng 9/07 đạt 10.161 tấn với trị giá 13,53 triệu USD, giảm 8,53% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 8/07; giảm 10% về lượng nhưng tăng 10,27% về trị giá so với tháng 9/06. Tổng lượng chè xuất khẩu sau 9 tháng năm 2007 đạt 80.813 tấn với trị giá 86,87 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 9,96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.

I.Tình hình sản xuất chè trong nước và thế giới

Tin trong nước

Việt Nam cần có quy hoạch tốt nguồn nguyên liệu chè để cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Việt Nam - nước có ngành sản xuất chè truyền thống hàng trăm năm với nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng nhưng đến nay Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu chè được cả thế giới biết đến. Không những thế, sản phẩm chè mà Việt Nam vẫn xuất khẩu lâu nay chỉ là chè bán thành phẩm với chất lượng ở mức trung bình.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thị trường chè cho biết, hiện Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được một lượng rất ít chè bán thành phẩm. Không những thế Việt Nam còn có nguy cơ mất thị trường khu vực này. Như thị trường Đức là nước nhập khẩu chè Việt Nam nhiều nhất trong EU nhưng Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 2-3 nghìn tấn trên tổng số 21 nghìn tấn chè nhập khẩu vào Đức mỗi năm. Thị phần này hiện đang có xu hướng giảm khi gần đây Đức đã gửi lại Việt Nam một số mẫu chè xuất khẩu cùng với yêu cầu kiểm tra lại vì chất lượng không đảm bảo. Việc trả lại hàng không phải là phổ biến nhưng cũng là một cảnh báo về nguy cơ mất thị trường của ngành chè Việt Nam. Các thị trường khác như Anh, Ba Lan, Pháp,…. cũng giảm lượng nhập khẩu đáng kể.

Không chinh phục được thị trường chất lượng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam đành hướng đến các thị trường bình dân như Trung Quốc,Nga, Đài Loan, Ấn Độ và thị trường các nước Châu Phi. Theo Hiệp hội chè Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chè các nước này. Đài Loan mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 nghìn tấn chè của Việt Nam. Sở dĩ có lượng lớn như vậy là do Đài Loan có một ngành công nghiệp chế biến chè phát triển với những thương hiệu nổi tiếng. Chè của Việt Nam được bán vào Đài Loan với giá chè bán thành phẩm, nguyên liệu. Sau đó các doanh nghiệp Đài Loan chế biến lại, gắn nhãn mác mới và bán ra thị trường có giá trị cao. Những sản phẩm chè thành phẩm này lại được xuất đi khắp thế giới và ngay cả ngược lại thị trường Việt Nam với thương hiệu của Đài Loan. Tương tự như thị trường Nga, thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của chè Việt Nam với khoảng 10 nghìn tấn/năm. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè nguyên liệu.

Theo Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam khẳng định, dù muốn phát triển thế nào thì ngành chè Việt Nam cũng phải giải quyết khâu chất lượng nguồn nguyên liệu. Hiện việc phát triển vườn chè và cơ sở chế biến không gắn kết với nhau. Do đó nhà máy được quy hoạch nguồn nguyên liệu thì bị những cơ sở chế biến nhỏ lẻ tự phát tranh giành nguyên liệu. Hệ quả là vườn chè không được áp dụng công nghệ tiên tiến, người dân chăm bón không đúng cách, có khi dùng cả các loại chất đã bị cấm, rồi vì nguồn nguyên liệu mà người ta hái cả cẳng chè đi bán.

Vấn đề hiện nay là việc quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến chè. Sau một thời gian mọi nơi, mọi người đều có thể mở xưởng chế biến chè bằng bất cứ công nghệ nào, sự phát triển manh mún đó dẫn đến sản lượng các vườn chè chỉ đáp ứng được 1/2 công suất chế biến, có địa phương chỉ được vài mươi phần trăm. Số cơ sở mở ra tự phát và đáng báo động như các địa phương Phú Thọ, Yên Bái…Điều này khiến cho nguồn chè sơ chế tốt của Việt Nam không có. Mặc dù các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu chè bán thành phẩm nhưng giá chè của Việt Nam chỉ bằng khoảng 70% giá chè cùng loại của nhiều nước. Đây là một thiệt thòi trực tiếp cho chính các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân. Tệ hại hơn, Việt Nam đã không có nhiều chè chất lượng cao để xuất khẩu và thế giới chỉ nhìn Việt Nam là một nước xuất khẩu chè chất lượng trung bình.

Tin thế giới

Sản lượng chè Kenya có thể đạt mức cao kỷ lục trong năm 2007.

Uỷ ban Chè Kenya (TBK) cho biết sản lượng chè của Kenya năm 2007 có thể lên tới mức cao kỷ lục 350 triệu kg, so với 310,6 triệu kg được sản xuất trong năm 2006.

Trong 8 tháng đầu năm 2007, sản lượng chè của Kenya đã tăng 35% lên 244 triệu kg, so với 181 triệu kg cùng kỳ năm ngoái nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi trong quý đầu tiên năm 2007.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành TBK cho biết, sản lượng chè trong tháng 8/07 đã giảm 1,9% xuống 22,7 triệu kg do thời tiết trở lạnh. Trong tháng 8/06, sản lượng chè của Kenya - một trong những nước sản xuất chè đen hàng đầu thế giới - đạt 23,2 triệu kg.

Cũng trong tháng 8/2007, lượng chè giao dịch trong đợt bán đấu giá Mambasa đã giảm xuống 15,3 triệu kg với mức giá trung bình 1,75 USD/kg, so với 15,8 triệu kg với giá 2,16 USD/kg cùng kỳ năm ngoái.

Giá chè Kenya BPI trong phiên đấu giá tuần qua đã tăng lên 2,71 – 3,51 USD/kg, so với mức giá 2,7 – 3,1 USD/kg tuần trước đó. Trong khi đó, giá chè PFI được giao dịch ở mức 1,92 – 2,55 USD/kg, so với mức giá 1,92 – 2,74 USD/kg tuần trước đó.

II. Xuất khẩu chè tháng 9 và 9 tháng năm 2007

Xuất khẩu chè cả nước tháng 9/07 đạt 10.161 tấn với trị giá 13,53 triệu USD, giảm 8,53% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 8/07; giảm 10% về lượng nhưng tăng 10,27% về trị giá so với tháng 9/06. Tổng lượng chè xuất khẩu sau 9 tháng năm 2007 đạt 80.813 tấn với trị giá 86,87 triệu USD, tăng 7% về lượng và tăng 9,96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006.

Cơ cấu chủng loại chè xuất khẩu tháng 9 năm 2007

Tháng 9/07, chè đen và chè xanh vẫn là những chủng loại chè xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cụ thể tháng 9 lượng chè đen xuất khẩu được là 5.224 tấn với trị giá 6,4 triệu USD, giảm 18,75% về lượng và giảm 7,95% về trị giá; chè xanh đạt 4.090 tấn với trị giá 6,186 triệu USD, tăng 1,32% về lượng và tăng 9,27% về trị giá so với tháng 8/07.

Thị trường tiêu thụ chính loại chè đen là Nga (967 tấn), Trung Quốc (961 tấn), Ả Rập Xê út (711 tấn) và Đài Loan (449 tấn). Còn Pakistan là thị trường chủ yếu tiêu thụ chè xanh của Việt Nam đạt 2.253 tấn (chiếm 55% lượng chè xanh xuất khẩu tháng 9/07).

Ngoài ra, tháng 9/07, nước ta còn xuất khẩu 662 tấn chè khô sơ chế với trị giá 490.131 USD sang các thị trường Trung Quốc và Đài Loan.

Chủng loại chè xuất khẩu trong tháng 9/07

Chủng loại
Thị trường
Tháng 9/07
So với T8/07
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (%)
Trị giá (%)
chè đen

Nga, Trung Quốc, ả Rập Xê út, Đài Loan, Pakixtan, Ba Lan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Malaysia, Inđônêxia, Anh, Xri Lanca, Ukraina, Libăng, Hà Lan, ấn Độ, Phần Lan, Nhật Bản, Iran, Đan Mạch, Latvia, Irắc, Italy, Canada, Nam Tư, Ixraen, Bỉ

5.224
6.403.461
-18,75
-7,95
chè xanh

Pakixtan, Afgakistan, Trung Quốc, Inđônêxia, Đài Loan, ả Rập Xê út, ấn Độ, Đức, Singapore, , Nga, Ba Lan, Hà Lan, Nhật Bản, Philipine, Iran, Phần Lan, Ukraina, Nam Phi, Xri Lanca, Latvia, Cộng Hoà Séc

4.090
6.186.415
1,32
9,27
chè khô
Trung Quốc, Đài Loan
662
490.131
*
*
chè nhài
Đài Loan, Inđônêxia
353
448.464
-42,43
-24,49
loại khác
Đài Loan, Pakixtan, Trung Quốc, Mêhicô, Campuchia, Canada
142
225.354
-37,84
-40,62
chè lên men
Đài Loan
51
68.880
-35,77
-68,93
chè vàng
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
22
32.547
333,00
152,77
chè ô long
Đài Loan
14
48.825
-61,25
-62,47



Nguồn: thongtinthuongmaivietnam
Báo cáo phân tích thị trường