Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản giảm không đáng kể so với tháng 8, và tỷ trọng (tính theo trị giá) của từng chủng hàng trong đó cũng giảm rất ít. Cụ thể, trị giá xuất của mặt hàng ván đạt 1,1 triệu USD, dù giảm 39,8% về trị giá nhưng chỉ giảm 0,3% về tỷ trọng trong cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu tháng 9. Trị giá của gỗ mỹ nghệ cũng giảm tới 41% nhưng tỷ trọng cũng chỉ giảm 1,15%. Các chủng hàng khác đều dao động trong mức giảm từ 0,001% đến 0,34%. Duy chỉ có mặt hàng dăm gỗ tăng 19,5% về trị giá và 1,1% về tỷ trọng, đạt trị giá 9,3 triệu USD.
Đáng lưu ý, thủ công mỹ nghệ hiện nay là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ thực thu bằng 95-97% giá trị xuất khẩu, hơn hẳn các ngành nghề khác do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước (ngành dệt may, giày dép tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng ngoại tệ thực thu chỉ chiếm khoảng 5-10%). Vì vậy, Chính phủ đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2010 trong chiến lược phát triển hàng thủ công mỹ nghệ .
Trong các chủng loại hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật , đồ gỗ mỹ nghệ chưa phát triển nhanh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh cao của hàng hoá Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Điều này khiến kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không những không ổn định và không vượt qua ngưỡng 1 triệu USD. Riêng tháng 9, kim ngạch ngạch này tụt xuống mức 474 nghìn USD, giảm 41% so với tháng 8.
Cơ cấu chủng hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 9/2007
(tỷ trọng tính theo trị giá)
Ván | 4,3% |
Dăm gỗ | 37,2% |
Nội thất, đồ dùng nhà bếp | 3,3% |
Nội thất phòng khách và văn phòng | 30,0% |
Gỗ mỹ nghệ | 1,9% |
Nội thất phòng ngủ | 10,9% |
Ghế | 5,5% |
Loại khác | 7,0% |
)