Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trợ lực từ “Vườn ươm Doanh nghiệp” – Lược trích ý kiến của Bà Muriel Aza, Chuyên gia Châu Âu tại HBI
27 | 07 | 2007
“Vườn ươm Doanh nghiệp” là cầu nối giúp các doanh nghiệp có cơ hội để chia sẻ các nhu cầu mà họ cần được hỗ trợ, hiểu rõ khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ, tạo tiền đề cho các cơ hội hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến và đóng gói sản thực phẩm.

“Vườn ươm doanh nghiệp” là một mô hình mới lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, nằm trong chương trình ODA của Linh minh Châu Âu cho khu vực kinh tế tư nhân, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và đóng gói thực phẩm tăng cường sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong cơ chế thị trường mở và cạnh tranh quyết liệt, trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, thực sự đứng trước những thử thách to lớn. “Vườn ươm Doanh nghiệp” là cầu nối giúp các doanh nghiệp có cơ hội để chia sẻ các nhu cầu mà họ cần được hỗ trợ, hiểu rõ khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ, tạo tiền đề cho các cơ hội hợp tác và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chế biến và đóng gói sản thực phẩm. Sau hơn 1 năm thực hiện, chương trình “Vườn ươm Doanh nghiệp” đã thu được những kết quả khả quan, nhưng cũng xuất hiện những yêu cầu mới từ phía các doanh nghiệp đã và sẽ tham gia…

Tạo mạng lưới kết nối doanh nghiệp - Bà Muriel Aza, Chuyên gia Châu Âu tại HBI

Mạng lưới là một nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập. Thành viên trong mạng lưới là các nhóm doanh nghiệp tự nguyện tham gia, có cùng những mối quan tâm trong kinh doanh, có khả năng cải thiện hoạt động và vượt qua những trở ngại về quy mô doanh nghiệp.

Khi tạo được mạng lưới, gồm: các khách hàng nằm trong khu công nghiệp thực phẩm Hapro; các công ty thực phẩm và các công ty khác có liên quan (các nhà cung cấp, phân phối, chuyển giao công nghệ, các công ty marketing,…) tại Việt Nam; và các công ty liên quan trên thị trường quốc tế có tiềm năng hợp tác với các công ty thực phẩm Việt Nam.

HBI sẽ liên hệ với các tổ chức quan tâm đến ngành thực phẩm và qua đó tạo mạng lưới các công ty thực phẩm hoặc công ty liên quan như: các hiệp hội ngành thực phẩm tại Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp VN, các dự án liên quan đến ngành thực phẩm và doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; các phòng thương mại của các đại sứ quán các nước tại Việt Nam (các nước có tiềm năng hỗ trợ phát triển các công ty thực phẩm Việt Nam). HBI và các tổ chức này sẽ trao đổi thông tin, dữ liệu, nguồn lực và chuyên môn; bàn bạc ý tưởng về dự án hợp tác và triển khai dự án (cùng tổ chức các sự kiện, kết nối, tạo mạng lưới).

HBI sẽ tạo ra một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh và các chuyên gia cung cấp dịch vụ cho khách hàng trogn HBI và các khách hàng khác. HBI và các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh sẽ hợp tác để cung cấp những dịch vụ tối ưu cho khách hàng trong HBI và các khách hàng khác. HBI sẽ tạo ra một mạng lưới các tổ chức truyền thông để chuyển tải thông tin đến người tiêu dùng, các công ty và tổ chức.

HBI sẽ kết nối các vườn ươm doanh nghiệp và các mạng lưới vườn ươm hiện có. Các mạng lưới này sẽ cung cấp nhiều khách hàng hơn cho HBI, cung cấp các cơ hội thị trường cho khách hàng HBI, các cơ hội chuyển giao bí quyết tiếp cận quá trình phát triển công nghệ, chia sẻ nguồn lực và các cơ hội hợp tác cho các khách hàng.

HBI cũng sẽ kết nối với các trường đại học và các trường cao đẳng kỹ thuật: tiếp cận với các doanh nhân tiềm năng – các sinh viên tốt nghiệp đại học; tổ chức một chương trình cho các sinh viên tốt nghiệp ngành thực phẩm thực tập trong các công ty khách hàng của HBI; cùng các trường đại học đồng tổ chức ngày hội việc làm với mục đích cung cấp các cơ hội việc làm trong các công ty khách hàng của HBI cho sinh viên ngành thực phẩm; HBI sẽ như một đầu mối liên kết giữa ngành thực phẩm và các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và phát triển kỹ thuật.

HBI còn kết nối với các tổ chức khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo việc làm, phát triển ngành thực phẩm và an tòan thực phẩm; kết nối với các ban ngành của Chính phủ, các tổ chức tài trợ quốc tế. Họ sẽ trao đổi thông tin, thông lê tốt nhất, các cơ hội phát triển, an toàn thực phẩm, xây dựng chính sách; xác định nhu cầu, các dự án phát triển và cung cấp tài chính cho các dự án này.

Dự án đối tác công – tư về an tòan thực phẩm của HBI sẽ giúap các công ty thực phẩm đào tạo về các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (HACCP, ISO 2000, BRC, IFS) và xác định nguồn gốc thực phẩm. Các công ty tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ có nhiều khả năng tiếp cận các thị trường nhập khẩu. Dự án sẽ tìm kiếm các nguồn tài chính công và các đối tác khu vực tư nhân như hiệp các nhà bán lẻ có chung mối quan tâm tăng cường khả năng an tòan thực phẩm cho các sản phẩm thực phẩm Việt Nam. Các công ty tư nhân quan tâm đến việc tăng cường an tòan thực phẩm sản phẩm thực phẩm cũng là đối tác của dự án.

(Còn nữa)


Trích lược từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, 20-21/7/2007
Báo cáo phân tích thị trường