Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên với niềm tin của xã hội
29 | 11 | 2007
"Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên với niềm tin của công chúng đang là vấn đề thách thức với nghề nghiệp của chúng ta trong thế kỷ 21 này – sau ảnh hưởng của các vụ bê bối tài chính làm rung chuyển thế giới trong những năm 2001 và 2002. Đây không phải là vấn đề mà chỉ một số nước gặp phải mà là vấn đề của tất cả các tổ chức ở tất cả các nước."
Bài tham luận của Allen Blewitt - Tổng giám đốc ACCA Toàn cầu trong Hội thảo về củng cố lòng tin của công chúng vào đội ngũ kế toán, kiểm toán viên.

Lòng tin của các bên có lợi ích liên quan (stakeholder) là chìa khoá của sự thành công cho hệ thống tài chính và các nền kinh tế để hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Đây là vấn đề cơ bản để xây dựng niềm tin vào hệ thống tài chính và sự phát triển của các nền kinh tế. Ai trong chúng ta có thể đoán trước được các sự kiện năm 2001 khi mà công ty kiểm toán và kế toán lớn nhất thế giới là Andersen lại có thể biến mất trong vòng sáu tháng kế theo sự sụp đổ của Enron.

Có một câu nói nổi tiếng trong kinh doanh là “Phải mất nhiều năm để xây dựng niềm tin nhưng chỉ mất vài phút để đánh mất nó”. Nó rất đúng trong trường hợp này – khi mà các chữ kí của Andersen trên các báo cáo tài chính của họ đã không còn làm các bên có lợi ích liên quan của công ty tin tưởng. Đấy là sự ác nghiệt không thể tránh khỏi.

Sau các vụ bê bối trên, phản ứng của một số thị trường là tìm cách củng cố lại lòng tin bằng việc cố gắng đưa ra các quy định để ngăn chặn tham nhũng, gian lận và quản lý công ty tồi có thể xảy ra để tồn tại. Điều này cũng có nghĩa là các đánh giá và kỹ năng chuyên môn đang đối diện với sự chấm hết bởi các quy định vì cách tiếp cận “hộp kiểm tra” (tick box) đang được áp dụng ngày càng tăng.

Tại Mỹ, một số quy định khắt khe của đạo luật Sarbanes - Oxley được đặt ra sau sự kiện Enron và WorldCom đã được giảm nhẹ đi hoặc loại bỏ do những tác hại của nó đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York – quan điểm này sau đó đã được nhiều nhà làm luật chấp nhận.

Có các quan điểm hoan nghênh việc đưa ra nhiều quy định chặt chẽ hơn nữa. Trong một sự kiện tổ chức tại Singapore, khi chúng tôi đang thảo luận về các vấn đề mà các chuyên gia tài chính đang đối mặt thì có một thành viên trong nhóm cử tọa đứng lên phát biểu “đạo luật Sarbox đã làm thay đổi cuộc đời tôi, tôi là một kiểm toán viên nội bộ và lần đầu tiên - Hội đồng Quản trị không chỉ biết đến tên của tôi mà họ còn muốn trao đổi với tôi”.

Ý kiến trên chỉ ra sự thách thức và cơ hội hiện tại với các kiểm toán viên và kế toán viên. Sau hậu quả của những vụ bê bối và phản ứng của thế giới, các kiểm toán viên và kế toán viên bây giờ được đặt làm vai trò trung tâm trong các tổ chức. Họ không còn là “những nhà tiên phong” ít được công chúng biết tới nữa - đấy là những hình ảnh truyền thống của nghề nghiệp mà tất cả chúng ta đều quá quen thuộc.

Những điều nêu trên giờ đây đã trở thành vấn đề trung tâm và hàng đầu của kinh doanh. Giờ đây, kiểm toán viên và kế toán viên được đặt trong vị trí nổi bật hơn bao giờ hết; và các hoạt động và ứng xử của họ có ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ của một quốc gia.

Chắc hẳn quý vị còn nhớ một vài tháng cách đây, PwC đã bình chọn Việt Nam là nước dẫn đầu về đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất trong bản điều tra về các thị trường mới nổi của mình. Bản điều tra nói rằng, mặc dù vẫn còn có một số rủi ro nhưng Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận tiềm năng cho các nhà đầu tư. Chỉ cần một vài kinh nghiệm xấu cho các nhà đầu tư, cho Việt Nam là sẽ làm mất đi sự xếp hạng quý báu này. Đấy là lý do tại sao những nhà chuyên môn về tài chính lại đóng một vài trò quan trọng đến như vậy.

ACCA tin tưởng rằng những kế toán viên chuyên nghiệp không những chỉ có kỹ năng chuyên môn cao, quản lý trên những nguyên tắc rõ ràng mà còn phải làm việc trên lợi ích của công chúng. Kiểm toán viên và kế toán viên phải có mối quan tâm cao nhất khi họ giải quyết những thách thức về đạo đức và quản lý doanh nghiệp mà họ sẽ gặp phải trong tương lai.

Mọi tổ chức, mọi lĩnh vực phải đặt trong sức ép mạnh hơn bao giờ hết để chứng tỏ rằng chiến lược và kết quả hoạt động của họ phải đi song hành với sự mong đợi của các bên có lợi ích liên quan và lợi ích của công chúng rộng lớn hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi doanh nghiệp có phương thức quản lý tốt, có chiến lược năng động gắn liền trách nhiệm công ty và xã hội và có đạo đức thì sẽ mang lại thành công trong kinh doanh.

Thế nhưng ứng xử có đạo đức là gì?

Các chuyên gia tài chính đang phải đối diện với những quyết định khó khăn trong lĩnh vực công. Ví dụ, phân bổ ngân sách cho lĩnh vực chăm sóc y tế là một quyết định khó khăn do phải phân bổ nguồn tài chính cho chăm sóc trẻ em hay nguời già, cho chữa trị bệnh ung thư hay thuốc phòng ngừa. Những công việc hằng ngày của kế toán viên chuyên nghiệp được ví như là “phiên dịch viên”, họ luôn trong tầm mắt của công chúng và mỗi quyết định của họ đều nằm trong sự theo dõi của công chúng.

Các tổ chức như ACCA cũng như các tổ chức có kế toán viên chuyên nghiệp đang làm việc đều mong đợi họ là những người khuyến khích phát triển văn hoá dựa trên nền tảng giá trị đạo đức trong các tổ chức và giữa những kế toán viên có ít kinh nhiệm hơn. Chúng ta tin rằng để giúp họ thành công, cần phải có một khung đạo đức được quốc tế thừa nhận dựa trên các nguyên tắc cơ bản phù hợp với những yêu cầu của kiểm toán viên và kế toán viên trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng ngày nay.

ACCA ủng hộ ý tưởng về việc xây dựng chuẩn mực đạo đức dựa trên các nguyên tắc cơ bản, có thể đưa ra khuôn khổ cho “việc hành xử đúng”, là khuôn mẫu chuẩn cho các nhà kế toán viên chuyên nghiệp và cho phép họ có ảnh hưởng tới văn hóa của một tổ chức.

Sẽ có nhiều người phát triển quy tắc ứng xử riêng cho tổ chức của họ, tuy nhiên điều quan trọng hơn là các quy tắc ứng xử đó thực sự tạo nên sự khác biệt và cái nhìn khác biệt giữa các tổ chức. Chúng ta cũng cần bảo đảm cho các kiểm toán viên và kế toán viên không cảm thấy bị áp lực cư xử trong lợi ích của công ty hơn là lợi ích của công chúng. Điều này cũng có nghĩa các tổ chức cần xem lại cách họ thưởng nhân viên như thế nào.

Có bao nhiêu ông chủ sẽ tăng lương cho nhân viên nếu họ thực hiện công việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, đem lại lợi ích cho công chúng nhưng lại làm ông chủ bị lỗ? Họ từ chối các việc làm sai trái hay hành xử có đạo đức có thể gây thiệt hại cho một tổ chức trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên trong dài hạn thì có thể mang lại lợi ích lớn hơn về danh tiếng cũng như tài chính bằng các quyết định hướng tổ chức loại bỏ các hành vi như không trung thực hoặc gian lận.

(Theo www.kiemtoan.com.vn)


Báo cáo phân tích thị trường