Theo ông Otto Von Arnold, chủ tịch Hiệp hội Người trồng Củ cải đường châu Âu (CIBE), đến cuối năm 2009, thế giới sẽ có khoảng 50 nước kém phát triển nhất (LDCs) được ưu tiên xuất khẩu vào thị trường EU. Họ sẽ được xuất khẩu đường miễn thuế hoặc theo hệ thống hạn ngạch vào thị trường này.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 9-10 nước trong đó chắc chắn sẽ có tiềm năng thật sự về sản xuất đường, như Sudan, Mozambique, Bangladesh, Ethipia, Malawi và Uganda.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), các nước LDC có thể xuất khẩu 2,5 triệu tấn đường sang EU. Dự đoán đó được đưa rahồi đầu năm nay, khi giá đường đang ở mức gần cao nhất kể từ 25 năm nay, khoảng 17-18 US cent/lb. Nay giá đường đã giảm so với mức đó, xong ông Otto cho rằng xuất khẩu đường của các nước LDC sang EU chắc chắn sẽ vẫn đạt ít nhất 1-2 triệu tấn.
Về tình hình thị trường đường năm nay, ông cho rằng mặc dù sản xuất dư thừa, dự trữ đường thấp ở những nước lớn như Trung Quốc, giá đường ở New York sẽ vẫn ở mức 10-12 US cent/lb trong 12 tháng tới. Hiện giá đường thô tại New York khoảng 11,9 US cent/lb. Tuy nhiên, ông cho rằng ngay cả khi giá đường tăng vào năm 2010, chỉ có một số ít nước LDC có thể thu lợi từ xuất khẩu đường sang EU.
Hiện nay, cước phí vận tải mỗi tấn đường từ châu Phi sang EU mất khoảng 100 Euro, khiến mậu dịch đường giữa hai khu vực này không cạnh tranh được với những khu vực khác. Tuy nhiên, nếu giá đường tăng hơn nữa, có thể các nước LDC sẽ tăng cường sản xuất mặt hàng này, và các nước EU cũng cần phải cải cách hoàn chỉnh cơ chế ngành đường của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước LDC thâm nhập vào thị trường này.
Năm 2005, EU- khối xuất khẩu đường hàng đầu thế giới – đã nhất trí sẽ cải cách cơ cấu ngành đường và sẽ giảm 36% trợ cấp cho người sản xuất đường vào năm 2010.