Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Xuất khẩu điều: Ăn xổi, thua lỗ, đòi hỗ trợ?
20 | 05 | 2008
Khi hạt điều có giá các doanh nghiệp VN không giao hàng cho đối tác mà bán đi lấy lãi. Kết cục 38 DN đứng trước nguy cơ bị nước ngoài kiện vì mất khả năng giao 700 tấn điều. Nếu giao đủ số này, các DN điều VN lỗ 176 tỷ đồng.
Nguy cơ đứng trước vụ kiện lớn
Ngày 02/4, Công ty luật Clyde & Co (Anh quốc) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ VN, Chủ tịch Hiệp hội Điều VN (VINACAS) và các bộ liên quan thông báo 28 DN xuất khẩu điều VN vi phạm hợp đồng không giao hàng đúng kỳ hạn cho các công ty của Anh, mặc dù họ đã nhiều lần thúc giục. Công ty này thông báo, các DN Việt Nam phải nhanh chóng giao hàng và xử lý các thiệt hại của họ, nếu không họ sẽ kiện ra trọng tài quốc tế buộc bồi thường hợp đồng. Theo VINACAS, không chỉ 28 mà có tới 38 công ty của VN vi phạm hợp đồng. Chẳng hạn, 4 công ty Nhật Huy, ĐaKao, Sơn Long, Petec là những công ty đã có báo cáo giải quyết xong các tồn tại với các công ty của Anh, nhưng phía Anh đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng 4 công ty trên chưa giải quyết được gì.Hiện tại các DN VN còn nợ 11.113 tấn hạt điều không giao đúng kỳ hạn, tổng giá trị khoảng 50 triệu USD. Nếu giao đủ số hàng này các DN VN phải lỗ trên 11 triệu USD, tương đương 176 tỷ đồng.
Về vấn đề này, tại một cuộc họp mới đây tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT nhận định tình hình ngày càng xấu đi. VINACAS lo âu có khả năng sẽ có một vụ kiện lớn với hàng chục DN phải ra tòa án kinh tế. Ngoài mất thời gian, tốn tiền bạc, DN VN còn mất cả uy tín và mất cả thị trường.
Nguyên nhân: Ăn xổi ở thì
Lý giải về nguyên nhân của việc chậm trễ giao hàng, VINACAS cho rằng trong 4 tháng đầu năm chi phí đầu vào tăng quá cao. Cụ thể giá điều thô tăng gần 45%, bao bì tăng 44%, lãi vay ngân hàng tăng 80%, bao bì tăng 30%, vận chuyển 30%, lương công nhân tăng... Tổng cộng, chi phí dầu vào đã tăng 40%. Trong khi đó, ngân hàng lại siết chặt cho vay, DN không có tiền để sản xuất đúng tiến độ. Khó khăn khác là tình trạng thiếu lao động. Chính những khó khăn này đã khiến DN không đảm bảo sản xuất chế biến đạt công suất để đạt tiến độ giao hàng.Tuy nhiên, bên phía DN Anh cho rằng không phải vì các lý do trên, mà vì các DN Việt Nam làm ăn ma mãnh. Theo đó, thời gian ký hợp đồng, hạn giao hàng và thời vụ thu hoạch điều là tháng 6/2007. Vào thời điểm đó, nếu các DN VN giao hàng thì không hề bị lỗ. Tuy nhiên, các DN VN đã không giao cho đối tác, mà đem bán đi để được giá cao, hy vọng giá nhân điều thô sẽ hạ, sẽ mua trở lại để xuất trả cho hợp đồng. Tuy nhiên, từ đó giá điều thô cứ tăng mãi, khiến các DN càng bị lỗ nếu giao hàng.Về lý do này, VINACAS cũng phải thừa nhận, nhiều DN xem thường việc thực hiện hợp đồng, cho rằng nếu không giao cũng chẳng ai làm gì được. Vì vậy mặc dù có khả năng giao hàng nhưng đến thời điểm các DN vẫn cố tình dây dưa không chịu giao.
Bấu lưng ngân sách đòi hỗ trợ?
Một bài học cay đắng là phải đến khi DN nước ngoài đòi kiện, các DN VN mới cuống quít lên và chạy tìm chỗ nấp là Nhà nước và Chính phủ!VINACAS đã có văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ và hai bộ là Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT nhờ cứu giúp. Trong các giải pháp đề nghị hỗ trợ, VINACAS đề nghị Nhà nước ra tay bù lỗ bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng điều thô và nhân điều sơ chế!Có thể nói đây là một đòi hỏi vô lý, bởi Nhà nước khó có thể chạy theo từng DN, từng ngành để giải quyết từng sự vụ. Chính phủ cũng không thể có một chế độ ưu ái riêng biệt cho ngành nào nếu ngành đó không nằm trong danh mục bảo hộ. Và càng không thể đem ngân sách ra để bù lỗ cho những DN làm ăn chụp giựt, ăn xổi ở thì.Vậy nên kiến nghị của VINACAS không phải tất cả các DN đều đồng tình. Một chủ DN điều cho rằng, đề nghị của Hiệp hội trái với chủ trương bình đẳng thị trường. Theo chủ DN này, việc VINACAS kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cứu giúp là dung túng cho DN làm ăn bất minh. Ông khẳng định, chính các DN xuất khẩu điều phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Thậm chí, chủ DN này còn đòi phải công khai danh tính các DN bị nợ để khỏi phải ảnh hưởng, tai tiếng đến các DN khác trên thị trường quốc tế.
Nguồn: thitruong24g.com.vn
Các Tin Khác
Phù Mỹ: Nỗi lo mất mùa điều
19 | 05 | 2008
Nhiều DN điều VN bị đối tác dọa... kiện: Khẩn cấp "chữa cháy"
17 | 05 | 2008
Hơn 30 nhà xuất khẩu điều bi... dọa kiện
15 | 05 | 2008
Giá điều sẽ tiếp tục tăng
14 | 05 | 2008
Tây Ninh: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều nhân tăng mạnh
29 | 04 | 2008
Xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2008 giảm mạnh
16 | 04 | 2008
Nhiều DN xuất khẩu điều bị khiếu nại
09 | 04 | 2008
Thị trường điều thế giới 2007 sẽ khởi sắc
07 | 04 | 2008
Tây Nguyên: Các DN chế biến điều đóng cửa vì giá nguyên liệu cao
31 | 03 | 2008
Năm 2008 xuất khẩu hạt điều sẽ giữ vững vị trí số 1 thế giới.
21 | 03 | 2008
Tin Liên Quan
Ngành điều Việt Nam đã qua thời bĩ cực?
6/11/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu điều: Ăn xổi, thua lỗ, đòi hỗ trợ?
5/20/2008 12:00:00 AM
Những DN xuất khẩu điều nào nợ hợp đồng?
6/13/2008 12:00:00 AM
Điều xuất khẩu từ bỏ giấc mơ kim ngạch 1 tỷ USD
11/27/2008 12:00:00 AM
1.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp điều
9/15/2007 12:00:00 AM
Các DN xuất khẩu điều lỗ 1.000 tỉ đồng
7/5/2007 12:00:00 AM
Đẩy mạnh xúc tiến nội địa: Nông thôn là trọng tâm
4/23/2009 12:00:00 AM
Ngành mía đường Trung Quốc có thể thua lỗ trên 10 tỷ Nhân dân tệ năm 2014
5/26/2014 12:00:00 AM
Hai kịch bản cho thị trường nội
6/11/2009 12:00:00 AM
Quy hoạch và phát triển bền vững cá da trơn ĐBSCL
3/17/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2007 và Triển vọng 2008 (TV)
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo ngành Sữa Việt Nam Quý 1 năm 2009 (TA)
Báo cáo ngành Thủy sản Việt Nam Quý 1 năm 2009 (TV)
Báo cáo ngành Chè Việt Nam quý 1 năm 2009 (TV)
Báo cáo thường niên ngành điều Việt Nam 2008 và Triển vọng 2009 (TV)
Báo cáo thường niên ngành Lúa gạo Việt Nam 2007 và Triển vọng 2008 (TA)
Báo cáo Điều tra Tiêu dùng: Phân tích hiện trạng và triển vọng tiêu dùng thực phẩm tại HN và Tp HCM (TA)
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2007 và Triển vọng 2008 (TA)
Báo cáo Thương mại nông sản Việt Trung 2008 và triển vọng 2009 (TV)
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019