Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hoạt động biên mậu Việt Nam- Campuchia có thể đạt 1 tỷ USD
21 | 09 | 2007
Theo Bộ Thương mại, trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia đã đạt hơn 600 triệu USD. Thời gian còn lại của năm 2006 là mùa cao điểm thông thương hàng hóa nên mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD là có khả năng đạt được.

Số liệu XK hàng hóa Việt Nam sang Campuchia tháng 9 và 9 tháng 2006

Mặt hàng XK
ĐVT
Tháng 9/06
9 tháng 2006
 
 
Trị giá (USD)
Trị giá (USD)
 
 
61.182.032
569.117.513
Hàng hải sản
USD
926.721
5.866.619
Sữa và SP sữa
USD
298.181
2.171.868
Hàng rau quả
USD
89.141
3.606.050
Hạt điều
Tấn
 
296.065
Cà phê
Tấn
 
214.601
Dầu mỡ động, thực vật
USD
360.751
2.522.269
Mỳ ăn liền
USD
1.295.894
12.159.288
Sản phẩm chất dẻo
USD
2.027.674
21.280.801
Cao su
Tấn
 
889.459
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù
USD
 
244.267
Gỗ và sp gỗ
USD
97.502
848.114
Sản phẩm gốm, sứ
USD
206.826
1.493.182
Hàng dệt may
USD
2.255.812
12.498.726
Giày dép các loại
USD
 
618.776
Máy vi tính, sp điện tử& linh kiện
USD
28.261
457.234
Dây điện & dây cáp điện
USD
317.682
2.031.388
Xe đạp và phụ tùng
USD
1.423.261
11.329.239

Tại Hội nghị Ban chỉ đạo biên mậu giữa Việt Nam và Campuchia được tổ chức tại Tây Ninh ngày 1/11/2006. Trên cơ sở những cam kết hợp tác cùng phát triển của lãnh đạo cấp cao hai nước, các tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia đã có nhiều biện pháp nhằm xây dựng mạng lưới cơ sở thương mại khu vực biên giới, thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa 2 nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và buôn bán tiểu ngạch. Tại hội nghị nhiều ý kiến đã nêu lên những bất cập về thủ tục hành chính, danh mục hàng hóa, thủ tục thông quan cũng như các vướng mắc về thanh toán, khấu trừ thuế, … đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động biên mậu.

Để mở rộng hơn nữa hoạt động biên mậu giữa 2 nước, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ lưu ý mỗi địa phương cần phải chủ động trong việc điều hành hoạt động buôn bán với nước bạn tại khu vực biên giới trên cơ sở nắm vững các quy định thương mại quốc tế. Mỗi tỉnh trên cơ sở hỗ trợ của Trung ương cần đầu tư nhiều hơn nữa để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, thu hút đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân khu vực biên giới vì chỉ có như vậy thì hoạt động buôn bán vùng biên mới phát triển bền vững. Bên cạnh đó các Bộ ngành cũng cần có sự uyển chuyển trong việc ban hành các chính sách cho hoạt động của những khu kinh tế vùng biên theo hướng thông thoáng, thống nhất, minh bạch… phù hợp với thông lệ quốc tế.

 



(Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường