Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đối diện với "mặt trái" WTO
10 | 07 | 2008
Chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường là một bất lợi cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước.

Mặc dù đã gia nhập WTO nhưng tư cách thành viên WTO vẫn chưa mang lại lợi ích cho Việt Nam trong xử lý các vụ kiện bán phá giá vì hiện nay Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.
 
Dễ bị kiện "vạ lây"


Ông Adam Mc Carty - Viện nghiên cứu kinh tế Mekong cho biết: Khi bị điều tra chống bán phá giá, yếu tố kinh tế thị trường hay phi thị trường sẽ được xem xét.
Nếu bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì trong các vụ kiện bán phá giá, Việt Nam không được lấy giá bán trong nước để xem xét mức chênh với giá bán xuất khẩu mà phải lấy giá tham chiếu ở một nước thứ 3. Đây là điều bất lợi khiến Việt Nam rất dễ bị "kết tội" trong các vụ kiện chống bán phá giá.

Các chuyên gia nước ngoài cũng chia sẻ những khó khăn của Việt Nam khi chứng minh nền kinh tế thị trường hay phi thị trường ở chỗ: WTO có thể phân xử các tranh chấp về bán phá giá nhưng do WTO không có một định nghĩa rõ ràng rằng nền kinh tế phi thị trường là gì và do vậy không có một phương pháp đo lường, làm cho WTO hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết các cách tiếp cận tuỳ tiện của các nước khởi kiện.

Ví dụ hiện nay, để xác định nền kinh tế thị trường Mỹ có 6 tiêu chí, EU có 5 tiêu chí, Hàn Quốc, Ấn Độ... lại có các tiêu chí khác...

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên lại có quan điểm khác rằng không nên coi việc chứng minh kinh tế thị trường chỉ là nhằm thoả mãn các yêu cầu của bên ngoài.

Chúng ta nên biết rằng, cải cách theo hướng thị trường là để các hệ thống thị trường phát triển tốt hơn, không để xảy ra tình trạng, thị trường chứng khoán bùng lên rồi lại tụt xuống, thị trường đất đai cũng vậy, để các thị trường liên thông với nhau tốt hơn, các DN không còn bị phân biệt đối xử, ưu ái quá mức... Khái niệm kinh tế thị trường là như vậy" - ông Thiên nhấn mạnh.

"Cái khó bó cái khôn"


Kết quả khảo sát tình hình thực hiện các cam kết gia nhập WTO gần đây cho thấy, từ việc xây dựng chương trình hành động đến cải cách thể chế, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực... nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn còn lúng túng, thiếu chủ động.

Ông Trần Đình Thiên lưu ý: "Chúng ta không được ưu tiên cho một ngành vì tin rằng nó mang lại lợi ích tốt cho đất nước, dốc sức cho nó rồi quên đi các ngành khác. Cũng không nên phát triển một ngành kinh tế theo hướng lựa chọn người thắng cuộc mà không biết có thắng trận hay không".


"... Cũng không được lựa chọn các DN đầu đàn dồn sức cho DN đó để làm méo mó môi trường cạnh tranh. Phải thay đổi tư duy hoạch định chính sách theo hướng xác định ưu tiên là phải xem ai sử dụng tốt nhất các nguồn lực để phát triển đất nước. Nên xem xét DN nhà nước sẽ làm được gì, DN tư nhân làm được gì, FDI làm gì. Để giảm ảnh hưởng và quyền lực của DN nhà nước cần giảm mạnh và chấm dứt hoàn toàn sự phân biệt đối xử giữa các loại hình DN".



Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Báo cáo phân tích thị trường