Vấn đề trái đất nóng lên, nước biển dâng cao và khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt đến nay không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe doạ trực tiếp đến Việt Nam. Lũ lụt, hạn hán, triều cường ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và cả nền kinh tế. Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.
Đối với nước ta hiện nay, vấn đề an ninh lương thực tạm thời không lo lắng bởi mỗi năm chúng ta sản xuất xấp xỉ 40 triệu tấn ngũ cốc đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ cho công tác xuất khẩu. Từ đâu năm 2009 đến nay hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam hết sức sôi động với nhiều đơn hang lớn. Tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia trong bối cảnh hiện nay khi diện tích đất dành cho nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và việc xây dựng các sân gôn thì nguy cơ đối mặt với nạn đói cũng là điều hết sức đáng quan tâm.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích trồng lúa của Việt Nam đã thu nhỏ dần từ 4,47triệu ha vào năm 2000 xuống còn 4,1 triệu ha năm 2008. Tính trung bình, mỗi năm diện tích trồng lúa suy giảm khaỏng 59.000 ha, việc biến mất của mỗi ha trồng lúa có thể ảnh hưởng từ 10 đến 13 nông dân lao động. Tại một cuộc họp gần đây về việc duy trì quỹ đất trồng lúa cũng đã có kết luận muốn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển kinh tế xã hội thì Việt Nam phải luôn duy trì được diện tích trồng lúa nhằm đảm bảo cuộc sống của người nông dân cũng như việc xuất khẩu gạo. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta sẽ thực hiện nhiệm vụ này như thế nào trong khi dân số tiếp tục gia tăng, diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, dịch bệnh gia tăng và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Phát triển một nền nông nghiệp bền vững để có thể đối phó với với nạn mất mùa hoặc thời tiết bất thuận thì giá cả lương thực sẽ bị ảnh hưởng ngay tức thì.
Mục tiêu của chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2010 diện tích đất canh tác lúa duy trì khoảng 4 triệu ha; đến năm 2020 còn 3,6 triệu ha và phải ổn định lâu dài từ sau 2020 đến năm 2050 là 3,5 triệu ha. Sản lượng thóc (lúa) phấn đấu đạt 36,5 triệu tấn vào năm 2010; 39,8 triệu tấn vào năm 2020 và 40,5 triệu tấn vào năm 2030. |