- Vừa rồi qua bốn lần dự thảo nghị định này, toàn là doanh nghiệp, buôn bán bàn với nhau chứ không bàn trực tiếp với nông dân. Trong khi đó, theo tính toán, nông dân làm trên 50% khối lượng công việc. Những người mua bán gạo chỉ làm 10% công việc nhưng lại chiếm tới 67% giá trị tăng thêm. Khâu trung gian như vậy hưởng nhiều quá. Nông dân vất vả, chịu nhiều rủi ro thì lại được hưởng phần quá ít còn lại.
|
Phơi lúa (ảnh chụp tại An Giang) -Ảnh: Đ.Vịnh |
* Nhiều cử tri cho rằng Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội vẫn chưa đưa ra giải pháp giúp bà con nông dân có lãi 30%?
- Điều này cũng có thể hiểu được vì Bộ Công thương là bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Nhưng thực tế các đơn vị lớn như Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 1, 2) lại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bộ Công thương chỉ nắm khâu thương mại nên bộ trưởng không nắm những vấn đề cụ thể trong kinh doanh, mua bán gạo cũng là bình thường. Thật ra, về giải pháp cho việc điều hành kinh doanh xuất khẩu gạo, không chỉ bộ trưởng Bộ Công thương, ngay bộ trưởng Bộ NN&PTNT trả lời cũng không rõ, chưa cụ thể.
"Hội Nông dân không phải thành viên Chính phủ nên một số kiến nghị của chúng tôi cứ là kiến nghị thôi. Ngay gói hỗ trợ nông dân mua máy móc thiết bị, chúng tôi đã có kiến nghị nhưng cũng chỉ ở phạm vi kiến nghị" Ông Nguyễn Quốc Cường |
* Lối ra cho lợi nhuận của nông dân được xem là nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo tới đây, nhưng dự thảo lại chủ yếu đặt điều kiện kho bãi, chưa thể giải quyết chuyện giá cho nông dân?
- Tôi rất băn khoăn nông dân làm ra lúa gạo, vậy mà khi bàn chính sách để điều hành việc xuất khẩu gạo, Bộ Công thương lại không hỏi gì đến tâm tư, đề nghị của nông dân. Điều này không hợp lý. Góp ý càng rộng thì càng tránh được lợi ích cục bộ. Hội nông dân đã phải tự tổ chức hội thảo. Vừa rồi, tôi đã chỉ đạo cán bộ hội phải chủ động sang Bộ Công thương để xin góp ý.
Ví dụ chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo, ngoài quy định phải có kho, nên có điều kiện phải ký hợp đồng với một lượng nông dân nhất định hoặc với đại diện nông dân. Ký hợp đồng như thế là để đảm bảo trách nhiệm của người thu mua với nông dân, tránh những rủi ro nghiêng nhiều về nông dân như hiện nay.
Dự thảo như hiện nay chưa đáp ứng được vấn đề mấu chốt là từng doanh nghiệp vì lợi ích của mình mà bán phá giá, gây thiệt hại chung. Hiện gạo của chúng ta chất lượng không quá kém nhưng bán giá thấp nhất thế giới.
* Thông tin Vinafood 2 lập công ty con ở Singapore, báo chí đã đưa cả tháng nay, hai bộ trưởng đều nói chưa nắm rõ, chưa cho điều tra, chứng tỏ sự quan tâm đến giá lúa gạo cho nông dân còn ít?
- Qua chất vấn của các đại biểu Quốc hội, tôi tin là hai bộ trưởng sẽ phải để ý và cho kiểm tra. Đáng nói là việc quản lý xuất khẩu hiện nay chúng ta làm chưa chặt chẽ. Theo tôi, thời gian qua có việc bán phá giá. Các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận nên họ mua được của nông dân rẻ thì lợi nhuận ít đi một chút họ cũng bán.
Có đơn vị bán thấp hơn giá sàn, nhà nhập khẩu sẽ ép, các đơn vị khác muốn bán được cũng phải giảm giá và cuối cùng giá thu mua cho dân sẽ thấp đi. Việc này cần được điều chỉnh trong quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo và phải theo hướng kỷ luật nghiêm minh và Nhà nước phải điều hành.
Quỹ mua lúa gạo nên có giám sát của nông dân “Mỗi tấn gạo chúng tôi đề nghị thu 1 USD cho vào quỹ mua lúa gạo. Hằng năm chúng ta xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo, sẽ tạo được nguồn lực lớn cho quỹ. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định với chúng tôi có thể đóng góp 2-3 USD/tấn gạo xuất khẩu. Quỹ này nên được hình thành sớm, Hiệp hội Cao su mới thành lập đã có quỹ." "Quỹ này phải có quy chế sử dụng minh bạch, dùng hỗ trợ nông dân, ngoài ra có thể đầu tư lại đường sá, hỗ trợ tiếp cận giống tốt cho bà con. Nhưng ngay cả có quỹ cũng cần kết hợp, nâng cao chất lượng điều hành mới có thể nâng cao giá trị xuất khẩu gạo và lợi ích cho người dân”. |