Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu rau quả của EU
14 | 01 | 2010
Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với 485 triệu dân, là khu vực văn minh sớm và phát triển vào bậc nhất toàn cầu, vì thế cũng là khu vực có khối lượng giao dịch thương mại khổng lồ, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Hơn thế nữa, do mặt bằng sinh hoạt xã hội cao, hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, khá ổn định nên EU đòi hỏi rất khắt khe về các tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mặc dù là một thị trường thống nhất, người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau. Lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe của người dân.


1. Tình hình sản xuất
Hầu hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau quả. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Phương thức trồng trong nhà kính chỉ phần nào bù đắp được lượng thiếu hụt.
Ngoài ra, việc sản xuất rau quả của EU còn bị hạn chế bởi tính mùa vụ và điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị trường này vào thời điểm trái mùa, cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu cực của tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.


Đối với người Châu Âu, chủng loại rau quả và trái cây mà họ tiêu dùng rất phong phú, bao gồm sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Nguồn cung của những sản phẩm này chủ yếu là từ những người gieo trồng thường xuyên và một số là từ sản lượng theo mùa vụ của những người Châu Âu trồng tại nhà. Những mặt hàng được ưa chuộng nhất ở đây là khoai tây, cà chua, cà rốt, hành, dưa leo, táo, nho, lê.
Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy Thổ nhĩ kỳ, Italia, và Tây ban nha là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU. Sản lượng rau quả của ba quốc gia này luôn đứng đầu EU trong nhiều năm qua.


2. Tình hình xuất khẩu rau quả của EU
Xuất khẩu rau quả tươi của các nước EU chủ yếu là trong nội bộ khối EU. Thị trường xuất khẩu ngoài EU chỉ chiếm dưới 20% giá trị xuất khẩu mặt hàng này của khối. Một số thị trường nhập khẩu tiêu biểu rau quả từ EU là Thụy Sỹ, Mỹ, Nga và Na Uy.
Với ưu thế là các nước sản xuất nhiều rau quả nhất tại EU, Thổ nhĩ kỳ, Italia, và Tây ban nha cũng là các nước đứng đầu về xuất khẩu rau quả trong và ngoài khối. Theo thống kê của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của EU như sau:
- Thổ nhĩ kỳ là nước xuất khẩu nhiều cà chua nhất tại EU, chủ yếu sang Nga và Đông Âu. Trong 5 tháng đầu năm 2009, Thổ nhĩ kỳ đã xuất khẩu 335.000 tấn cà chua, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
- Xuất khẩu khoai tây đông lạnh của EU giảm 10 % trong niên vụ 2008-2009, xuống còn 440.000 tấn do nhu cầu giảm tại ả rập Xê út, Nga, và Bra xin. Đây là ba thị trường tiêu thụ khoai tây đông lạnh lớn nhất của EU, với mức tiêu thụ chiếm khoảng một nửa xuất khẩu của EU.
- Xuất khẩu táo của Liên minh châu Âu (EU) có mức tăng trưởng đến 30% trong vàii năm gần đây do nhu cầu đã mở rộng cho trái cây trái vụ và các bữa ăn nhanh. Sản xuất táo của EU được dự báo giảm 4% niên vụ này do diện tích trồng giảm tại Ba Lan và khó khăn trong việc thụ phấn ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, xuất khẩu táo dự kiến sẽ tăng thêm 2 % do số lượng đơn đặt hàng của Nga, Ukraina, và một số thị trường truyền thống khác.
- Xuất khẩu lê của EU được dự báo sẽ tăng khoảng 7 % khi nhu cầu nhập khẩu tiếp tục tăng cao từ Na Uy, Nga, và các thị trường truyền thống khác. Trong khi đó, nhập khẩu lê của EU dự kiến sẽ giảm nhẹ do sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước.
- EU cung cấp nho cho khoảng một phần ba thị trường nhập khẩu nho thế giới, và cuộc khủng hoảng kinh tế dự kiến sẽ làm giảm nhập khẩu nho từ EU gần 4 %.


3. Tình hình nhập khẩu rau quả của EU
Điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt ở Châu Âu đã gây cản trở rất nhiều đến việc trồng trọt của họ. Do đó, các nước EU nhập khẩu khá nhiều các loại quả như chuối, cam, quít, xoài, dứa. Những nước nhập khẩu hàng đầu EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan chiếm hơn 70% giá trị nhập khẩu rau quả toàn EU.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới tươi tại EU được dự báo sẽ tăng từ 6 - 8% hàng năm. Trong EU, Anh là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tiếp theo là Pháp và Đức.
- Chuối là loại quả được nhập khẩu nhiều nhất vào EU – thị trường trị giá tới 6,7 tỷ USD. Trong năm 2009, "Cuộc chiến chuối" giữa Liên minh châu Âu (EU) và các nước Mỹ La tinh kéo dài từ 1993 đã được giải quyết, mở ra khả năng nhập khẩu chuối tăng lên trong tương lai vào thị trường này. Theo đó, mức giảm thuế đối với chuối nhập khẩu từ các nước Mỹ La tinh vào EU sẽ giảm từ 157 Euro/tấn xuống 101 Euro/tấn trong vòng 6 năm.
- Theo số liệu của FAS, nhu cầu nhập khẩu các loại quả có múi (cam, quít) vào EU có xu hướng giảm trong mấy năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ nội khối giảm.
- Thị trường dứa đã được thấy một sự phát triển lành mạnh trong EU và thấy EU chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, các nước đang phát triển sẽ có thể được hưởng lợi từ sự phát triển này. Cũng có một rõ ràng và nhu cầu ngày càng tăng cho dứa hữu cơ thương mại và công bằng, với Anh và Đức là nước dẫn đầu.
- Đu đủ là một trái cây mới trong EU, nhưng mặc dù thị trường có thể nhỏ nhưng sẽ phát triển. Hơn nữa, không có sản xuất thương mại của đu đủ trong EU, do đó, bất cứ nhu cầu sẽ phải được đáp ứng bằng nhập khẩu, có nghĩa là nước đang phát triển sẽ có thể được hưởng lợi!
- Xoài là loại quả mà EU hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Các thị trường lớn nhất là nằm ở phía Tây Bắc Châu Âu, nhưng các thị trường ở các quốc gia phía Nam và phía đông đang phát triển. Hà Lan là một nước nhập khẩu và phân phối lớn trong EU. Pháp và Vương quốc Anh, nhập khẩu chủ yếu cho thị trường trong nước của họ.
- Việc nhập khẩu nông sản vào thị trường EU chủ yếu thông qua Hà Lan và Hà Lan được coi là “cửa ngõ” để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau, quả. Vì vậy, để xuất khẩu vào EU cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ ở Hà Lan để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng rau, quả vào Hà Lan và qua đó vào EU.


4.Giá rau quả giảm
Ngành rau quả EU đang phải chịu áp lực tài chính rất lớn, do giá rau quả giảm kéo theo thu nhập từ sản xuất giảm. Đây là kết quả của suy thoái kinh tế toàn cầu và nguồn cung của một số sản phẩm chủ chốt trên thị trường nội khối rất lớn.
- Các nhà cung cấp táo châu Âu cho biết niên vụ này là niên vụ có giá bán tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. Các nhà vườn tại Hà Lan thông báo ngừng thu hoạch vì giá thị trường thấp;
- Tại Đức, giá bán buôn hoa quả theo báo cáo thấp hơn khoảng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tại Bỉ, các cơ sở đấu giá trái cây báo cáo doanh thu năm nay giảm 25% - 30% so với năm 2008. Tại Pháp, giá trái cây năm nay được báo cáo giảm gần 20% so với năm 2008. Tại Tây ban nha, khủng hoảng xảy ra ở một số nơi trồng cây ăn quả có múi.

Hiệp hội nông sản tươi Asaja Murcia dự báo rằng 45% số người trồng có thể bỏ vườn cây ăn trái của mình trong những năm tới do mùa thu hoạch thấp vừa qua.
Tình hình thị trường như vậy đã thúc đẩy nhu cầu đối với sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các biện pháp xúc tiến và hành động hạn chế hàng nhập khẩu. Một số nhà bán lẻ lớn còn hưởng ứng chiến dịch tiêu dùng các sản phẩm rau quả trồng trong khối.


5. Các rào cản thương mại (TBT)
EU áp dụng một mức thuế quan chung đối với hàng hóa từ các nước thứ ba nhập khẩu vào thị trường 27 nước thành viên. Hội nhập kinh tế toàn cầu dẫn đến thuế quan sẽ ngày càng giảm, nhưng hàng rào thương mại sẽ được dựng lên ngày càng nhiều để bảo hộ thương mại trong nước và trong khối.
Vài năm trước, HACCP được xem là tiêu chuẩn tiến bộ nhất mà người mua đòi hỏi, ngày nay EU còn đi xa hơn, nên tiêu chuẩn HACCP trở thành tiêu chuẩn đương nhiên phải có. Tương tự, Global GAP (tiền thân của tiêu chuẩn Euro GAP) nay giảm xuống chỉ còn là yêu cầu tối thiểu.
- Kể từ 01/07/09, việc bãi bỏ một số các quy định về kích thước và hình dạng của nhiều loại rau quả mà Uỷ ban châu Âu đã nhất trí thông qua vào tháng 11/08 bắt đầu có hiệu lực. Các tiêu chuẩn riêng đối với thị trường EU vẫn còn áp dụng với 10 sản phẩm, chiếm 75% giá trị thương mại của khối gồm táo, quả có múi, kiwi, rau diếp, đào, xuân đào, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho và cà chua. Nhưng các nước thành viên EU có thể loại trừ các sản phẩm nêu trên khỏi bị xét theo tiêu chuẩn nếu chúng được bán tại các cửa hàng và có dán nhãn phù hợp. Điều này có nghĩa là một quả táo không đạt tiêu chuẩn vẫn được bán tại cửa hàng và trên nó có ghi “sản phẩm dành cho chế biến” hoặc tương tự.
- Kể từ ngày 01/09/09, EU sẽ áp dụng đồng bộ những tiêu chuẩn mới nhằm hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm trên toàn châu Âu. Những tiêu chuẩn mới nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và nới lỏng thương mại và nhập khẩu. Luật dư lượng thuốc trừ sâu của EU liệt kê khoảng 1.100 loại được sử dụng trong nông nghiệp trong hoặc ngoài EU. Những quy định hạn chế mới cũng đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất như trẻ sơ sinh và trẻ em. Một nguyên tắc quan trọng của luật mới này là an toàn thực phẩm sẽ được ưu tiên hơn bảo vệ thực vật.


6. Tình hình tiêu dùng rau quả tươi tại EU
Mặc dù là một thị trường thống nhất, người dân tại các nước EU lại có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau.
Tuy nhiên, người tiêu dùng tại EU nói riêng và châu Âu nói chung có một số điểm chung sau: đề cao chất lượng, tính an toàn của thực phẩm đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, đánh giá cao tính thuận tiện của sản phẩm (sản phẩm nhỏ gọn, trái cây hoặc rau quả cắt lát, ghi nhãn rõ ràng,…), ưa thích các loại trái cây và rau quả đặc sản của nước ngoài; không ăn nhiều với một món nữa mà ăn nhiều món khác nhau; và chấp nhận sản phẩm giá cao miễn là chất lượng đi đôi với giá.
Hiện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng quốc tế hóa về khẩu vị và lối sống. Nhờ có thu nhập cao, giao thông thuận tiện, họ thường đi du lịch nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả ngoại nhập cũng có xu hướng gia tăng.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng châu Âu đã trở nên “dễ tính hơn” và sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm thiết yếu thay vì các sản phẩm đắt tiền. Trong lĩnh vực rau quả, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập đắt tiền sẽ giảm đáng kể.



(Rauhoaquavietnam)
Báo cáo phân tích thị trường