Theo Chi cục bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Thái Bình, hiện nayhầu hết nguồn lợi thủy sản các vùng nước ngọt, nước mặn và nước lợ trong tỉnhđều có những biến động và suy giảm theo hướng bất lợi cho việc phát triển bềnvững nghề cá.
Là tỉnh nằm trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, với hai huyện ven biển là TiềnHải và Thái Thụy có nguồn lợi thủy sản phong phú. Nhiều năm qua, nghề khai thácđánh bắt thủy sản trong tỉnh với sản lượng hải sản khai thác hàng năm đạt khoảng40.000 tấn, gấp 10 lần so với khai thác thủy sản nước ngọt đã đem lại nguồn lợikinh tế lớn cho các địa phương này.
Tuy nhiên, hiện nay tại những vùng ven bờ, thủy sản bị tận diệt và khaithác quá mức, làm cho nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Chất lượng môitrường sống của các loài cá ở một số vùng trong tỉnh cũng có dấu hiệu ô nhiễm,một số nơi hệ sinh thái rừng ngập mặn bị xâm hại, mật độ quần thể sinh vật biểnsuy giảm nhanh làm mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi. Số lượnggiống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệtchủng ngày một tăng.
Thêm vào đó, số lượng tàu thuyền đánh bắt ngày một nhiều, tập trung khaithác quá mức với cường lực lớn ở gần bờ, khai thác trong vùng cấm; sử dụng côngcụ lưới mắt nhỏ, xung điện và các loại đăng đó để khai thác vào mùa sinh sản,khai thác cả các loại còn quá nhỏ đã dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sảnở trong tỉnh.
Hiện toàn tỉnh Thái Bình có 1.450 tàu thuyền đang hoạt động, trong đó, sốlượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV là 1.127 chiếc và nhiều thuyềnthủ công đang hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ. Chính phương tiện đánh bắt thủysản của tỉnh chủ yếu là tàu nhỏ, đánh bắt ven bờ càng làm suy giảm và tăng nguycơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Ông Vũ Thái Hệ, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh TháiBình cho biết: Người dân lao động trong tỉnh ít vốn, nên phải hoạt động trênnhững tàu nhỏ. Vì cuộc sống trước mắt, một số thuyền nhỏ giảm kích thước mắtlưới, tăng cường độ khai thác hoặc dùng te điện bắt cá từ con nhỏ đến con to,tận diệt nguồn lợi thủy sản. Sự suy giảm nguồn lợi thủy sản đã ảnh hưởng nghiêmtrọng và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt thủy sản. Vì thế, tỷ lệ lẫn cá con, cátạp trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm từ 40-95% sản lượng đánh bắt tùy theoloại hình khai thác, kéo theo doanh thu cũng giảm dần.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát trên biển chưa thường xuyên do sốlượng làm nhiệm vụ kiểm tra của Thái Bình hiện nay còn quá mỏng so với số lượngtàu thuyền đánh bắt nên nạn khai thác ven bờ ở vùng biển diễn ra tràn lan, vượttầm kiểm soát của các cơ quan chức năng. Hàng ngàn phương tiện khai thác đánhbắt nhỏ “chà đi xát lại” đã làm cho nguồn lợi thủy sản trên các ngư trường đangdần bị tận diệt.
Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, phát triển kinh tế thủy sản là một trongnhững mũi nhọn tạo bước đột phá trong nền kinh tế của tỉnh Thái Bình. Chính vìvậy, tỉnh cần quan tâm và có các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triểnnguồn lợi thủy sản cả về trước mắt và lâu dài./.
Theo Thanh Phú (TTXVN/Vietnam+)